Địa chỉ: 113/2D Trần Thị Trọng, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM

Email: cty.lawforlife@gmail.com

Hotline:090 9700 257

  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm thành lập công ty du lịch
Kinh nghiệm thành lập công ty du lịch

 

Kinh nghiệm thành lập công ty du lịch là điều mà các doanh nghiệp du lịch trước đã thực hiện thành công cũng nhưng công ty LAW FOR LIFE đã tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch đăng ký kinh doanh và hoạt động ổn định. Những kinh nghiệm này được chia sẻ bởi những chuyên gia sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí tìm hiểu thủ tục thành lập công ty du lịch, cũng nhưng tận dụng kinh nghiệm mở công ty du lịch của những người đi trước sẽ giúp bạn tận dụng được nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp bạn dễ thành công hơn trong tương lai do được định hướng thành lập công ty du lịch ngay từ ban đầu.

thủ tục thành lập công ty du lịch
thành lập công ty du lịch

 

Khi thành lập công ty du lịch nếu như bạn kinh doanh lữ hành quốc tế bạn phải xin Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc tế . Nếu như bạn kinh doanh lữ hành nội địa thì bạn phải xin Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

I. Đặt địa chỉ công ty du lịch như thế nào?

Khi mới thành lập công ty ban đầu, các bạn cần đặt tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí để dành vốn cho hoạt động doanh nghiệp, cho nên bạn có thể đặt địa chỉ công ty mượn tại nhà người thân, bạn bè, hoặc thuê văn phòng ảo để tiết kiệm chi phí nhất . Địa chỉ công ty cần phải rõ ràng, chính xác, một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty.

 

(Tham khảo chi tiết tại bài: Cách đặt địa chỉ công ty).

II. Cách đặt tên công ty du lịch phù hợp theo quy định pháp luật:

Khi đặt tên công ty du lịch thì phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật, có thể thêm những từ như: Công ty TNHH Du lịch…, Công ty Cổ phần Travel… vào tên công ty để khách hàng có thể định hình được sản phẩm dịch vụ của công ty ngay ở cái nhìn đầu tiên. Việc đặt tên công ty tuyệt đối không trùng và có thể đặt tên công ty bằng tiếng Anh, hoặc viết tắt để thuận tiện cho công việc giao dịch của công ty trong kinh doanh.

 

(Tham khảo chi tiết tại bài: Cách đặt tên công ty).

III. Lựa chọn mức vốn điều lệ khi thành lập công ty du lịch

1. Vốn tối thiểu để thành lập công ty du lịch là bao nhiêu? Có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, tối đa?

Nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty du lịch. Còn nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó. (Tham khảo chi tiết tại bài: Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty).

2. Góp vốn mở công ty du lịch

Việc góp vốn công ty du lịch trong thời hạn bao lâu? Góp vốn bằng tài sản gì? Việc góp vốn được thực hiện tối đa trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tài sản góp vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc bất động sản, ô tô…v.v..

 

Mời các bạn tham khảo chi tiết hơn tại bài viết:”Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp“.

IV. Kinh nghiệm đăng ký ngành nghề kinh doanh du lịch

1. Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là gì? Và ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh là gì?

Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì không cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định. Ngành nghề đăng ký du lịch thì bạn có thể đăng ký theo hệ thống ngành nghềkinh tế cấp 4 như sau:

 

Công ty du lịch cần phải đăng ký ngành nghề du lịch như sau: “Điều hành tua du lịch. Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh doanh lữ hành quốc tế”

 

Ngoài ra khi hoạt động du lịch thì công ty sẽ phát sinh những hoạt động liên quan trực tiếp nên doanh nghiệp bạn nên đăng ký mở rộng thêm 1 số ngành nghề dưới đây để đủ chức năng hoạt động:

STT Tên ngành nghề Mã số
1. Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịchchi tiết: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trường) 7920
2. Đại lý du lịch 7911
3. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tảichi tiết: Dịch vụ làm thủ tục visa, hộ chiếu Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa 5229
4. Dịch vụ lưu trú ngắn ngàychi tiết: – Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke); 5510
5. Quảng cáo 7310
6. Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận 7320
7. Vận tải hành khách đường bộ khácchi tiết: Kinh doanh vận tải bằng ô tô – Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định – Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng – Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô 4932
8. Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại 8230

 

(Tham khảo chi tiết danh sách các ngành nghề tại bài: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện).

 

Ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.

 

(Tham khảo chi tiết tại bài: “Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định“. và:” Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề).

V. Kinh nghiệm chọn người đại diện pháp luật công ty du lịch như thế nào?

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Cho nên bạn cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng về kỹ năng kinh nghiệm. Tuy nhiên sau khi thành lập công ty các bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật.

 

(Tham khảo chi tiết tại bài: Quy định về người đại diện theo pháp luật).

VI. Kinh nghiệm chọn loại hình doanh nghiệp

– Theo Luật doanh nghiệp mới nhất quy định và phân chia ra 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty du lịch Một Thành Viên, Công ty du lịch Hai Thành Viên trở lên, Công ty du lịch, Công ty Hợp Danh. Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ ràng tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.

 

Xem đầy đủ tại bài viết: Những ưu và nhược điểm của Các loại hình doanh nghiệp

 

Kinh nghiệm thành lập công ty du lịch
Kinh nghiệm thành lập công ty du lịch

VII. Kinh nghiệm đóng thuế sau khi thành lập công ty du lịch?

+ Thuế môn bài (Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Tham khảo mức đóng thuế môn bài tại bài viết: Vốn điều lệ là gì?). Công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Thuế giá trị gia tăng. Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đóng sau khi kết thúc năm tài chính

+ Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.

+ Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

VII. Kinh nghiệm đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử

– Đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử. Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử này để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Và cần kế toán của công ty là người thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.

IX. Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng như thế nào?

– Đại diện pháp luật mang CMND + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản.

X. Kinh nghiệm về việc đăng ký nộp thuế điện thử thông qua tài khoản ra sao?

– Kế toán dùng phần mềm chữ ký số lựa chọn ngân hàng để đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ xác nhận trên hệ thống việc đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp.

XI. Kinh nghiệm dùng phần mềm để nộp tờ khai thuế và đóng thuế cho công ty du lịch:

– Dùng phần mềm chữ ký số điện tử. Toàn bộ doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số này để nộp báo cáo thuế và đóng thuế.

XII. Kinh nghiệm lựa chọn người làm kế toán cho công ty du lịch hoặc thuê dịch vụ kế toán

– Doanh nghiệp sau khi được thành lập thì bắt buộc phải có người làm kế toán cho công ty. Kế toán của công ty thực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ. Nếu doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính thì có thể thuê 01 người làm kế toán về công ty. Mức lương để kế toán có kinh nghiệm làm được việc này giao động từ 9-15 triệu. Còn nếu công ty muốn tiết kiệm chi phí ban đầu thì thuê dịch vụ kế toán tại LAW FOR LIFE để tiết kiệm chi phí tối đa nhất.

XIII. Kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu truyền thống và Online cho công ty du lịch:

– Khi thành lập công ty mọi doanh nghiệp đều muốn xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp mình, cho nên cần chú ý xây dựng thương hiệu dạng dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn, xúc tích và đặc biệt phải có ý nghĩa đối với khách hàng và với ngành nghề mình kinh doanh. Đặc biệt phải kết hợp giữa Marketing truyền thống và Marketing online trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển. Marketing truyền thống là bán hàng và giữ những mối quan hệ khách hàng thông qua quan hệ thân quen, giới thiệu. Còn Marketing Online là xây dựng và phát triển thương hiệu trên không gian mạng, đây là kênh phát triển thương hiệu không giới hạn biên giới và là xu thế hiện tại và trong tương lai. Cho nên doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và bền vững thì cần kết hợp tốt 2 loại hình Marketing này để có được lượng khách hàng ổn định.

XIV. Am hiểu pháp luật, nắm vững thị trường với ngành hàng mà bạn kinh doanh:

Cùng với quá trình công nghiệp hóa  hiện đại hóa, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, nước ta đã gia nhập WTO và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, là cơ hội làm ăn rộng mở song hành cùng nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt Việt Nam sắp ký kết hiệp định TPP ( Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ). Do đó, dĩ nhiên, bạn phải am hiểu pháp luật để tránh những tình trạng rủi ro, thiếu hiểu biết có thể xảy ra với công ty của bạn.

 

Bên cạnh đó việc am hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng cũng luôn có lợi bởi chúng sẽ giúp bạn giải quyết bài toán về nguồn cung, cầu, từ đó giải pháp về vấn đề tồn kho sẽ được đưa ra giải quyết sớm. Am hiểu pháp luật đầu tiên sẽ giúp bạn nhanh chóng làm thủ tục thành lập công ty nhanh chóng, gọn lẹ để đi vào kinh doanh.

XV. Huy động vốn cho công ty du lịch

Vốn luôn là phần quan trọng của công ty, dù mục đích sử dụng vốn của bạn muốn xoay vòng hay sản xuất. Chúng quyết định sự tiếp tục hoạt động hay ngừng hoạt động của công ty bạn. Huy động vốn với việc thành lập công ty du lịch có chút khó khăn là bạn phải chứng minh cho các cổ đông thấy kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ sinh lời. Từ đó họ mới đầu tư, Bạn muốn biến ý tưởng trên giấy của mình thành hiện thực, hãy lưu tâm huy động vốn.

XVI. Lên kế hoạch chi tiết các chiến lược kinh doanh lâu dài cho công ty du lịch

Hoạch định tài chính, địa điểm kinh doanh, phân bố nhân công hợp lý là những vấn đề không bao giờ cũ cả. Bạn cũng nên có kế hoạch dự phòng và tính toán tỉ mỉ phương án rủi ro để tìm cách khắc phục, tháo gỡ nếu không may vấp phải. Đồng thời xác định hướng đi lâu dài cho công ty bạn là gì? bỏ qua cái lợi trước mắt, bạn cần lập kế hoạch tác chiến lâu dài, vừa để quay vòng vốn vừa để ổn định nhân công, mặt bằng.

 

Trong thời gian hoạt động công ty có rất nhiều chuyện sảy ra, có thể công ty bạn đang hoạt động nhưng có hướng kinh doanh mặt hàng khác bạn cũng có thể thay đổi giấy phép kinh doanh để có thể kinh doanh bình thường, công ty có thành công hay không tất cả phụ thuộc vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của bạn.

1. Sau khi tiến hành thành lập công ty, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa (nếu doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa);

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (nếu doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế);

1.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa gồm: (số lượng chuẩn bị 02 bộ)

-  Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;

-  Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

-  Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mức tiền là 100.000.000 đồng;

-  Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;

-  Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

1.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm: (số lượng chuẩn bị 02 bộ)

-  Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;

-  Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

-  Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo phạm vi hoạt động;

-  Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;

-  Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành

2.1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa:

-  Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;

-  Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.2. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

-  Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;

-  Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

-  Điều khoản chuyển tiếp: Theo quy định của Luật Du lịch 2017 trong năm 2018 các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trước ngày 01/01/2018 phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh lữ hành quốc tế theo Luật mới và chậm nhất đến ngày 31/12/2018 phải đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định mới.

 

Nếu bạn có thắc mắc chưa giải quyết được liên quan tới việc thành lập công ty du lịch và xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa và xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, hãy liên hệ công ty LAW FOR LIFE để được tư vấn và hỗ trợ mở công ty du lịch và kinh doanh đúng luật, thành công!

 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LAW FOR LIFE
090 9700 257