Thay đổi đăng ký kinh doanh cần biết gì để không bị phạt?
Nếu như bạn không nắm rõ về các thủ tục pháp lý và thuế khi thay đổi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp của bạn rất dễ bị vướng mắc về các thủ tục này dẫn đến bị phạt và ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Bạn đang tìm hiểu thủ tụcthay đổi đăng ký kinh doanh? Đang có rất nhiều thắc mắc về việc thay đổi đăng ký kinh doanh, đang tự tìm câu trả lời, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật hiện hành hướng dẫn mà bạn không biết được thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cụ thể ra sao. Không biết hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh gồm những thành phần gì, đó cũng là điều dễ hiểu vì rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải như bạn.
Những vấn đề bạn đang gặp phải ở trên sẽ có câu trả lời thỏa đáng nhất tại bài viết này của công ty LAW FOR LIFE vì những vấn đề của bạn đang gặp phải thì LAW FOR LIFE đang hàng ngày giải quyết cho rất nhiều khách hàng. Bạn cần tham khảo kỹ thì sẽ có được toàn bộ thông tin để thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ có những nội dung thay đổi liên quan đến thuế như việc thay đổi địa chỉ khác quận huyện, khác tỉnh thành phố thì cần làm thủ tục chuyển cơ quan thuế quản lý, do vậy cần làm thủ tục chuyển hồ sơ thuế. Bạn cũng cần biết rằng sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh thì cần phải thực hiện những thủ tục thay đổi liên quan đến thuế, hoá đơn, ngân hàng, hợp đồng, và những cơ quan quản lý liên quan. Chính vì vậy để tránh bị phạt không đáng có và vướng mắc về pháp lý trước và sau khi thực hiện thủ tục dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, đòi hỏi các bạn phải thực hiện các thủ tục đầy đủ cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng điều đó thật sự rất phức tạp nếu các bạn không nắm rõ thủ tục cụ thể và những quy định pháp luật liên quan cần thiết.
Những thắc mắc phổ biến khi thay đổi đăng ký kinh doanh:
1.Những trường hợp nào thì công ty cần thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh? Thay đổi giấy chứng nhận đầu tư?
Những trường hợp cần thay đổi đăng ký kinh doanh: Bổ sung thêm chức năng ngành nghề kinh doanh khi muốn mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh, thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp, thay đổi vốn điều lệ công ty, thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty,thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu thành viên, chuyển nhượng phần vốn góp, thay đổi thông tin nhân thân về các thành viên góp vốn, hay thay đổi những thông tin khác hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (giấy phép đầu tư), và những thay đổi liên quan khác…
2.Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh cần thông tin và giấy tờ gì?
– Khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy đăng ký kinh doanh sẽ có rất nhiều trường hợp xảy ra tuỳ vào tình hình thực tế thay đổi của doanh nghiệp đó, những thủ tục giấy tờ, thông tin cụ thể phụ thuộc vào việc thay đổi cụ thể nội dung cụ thể như thế nào, tuy nhiên các bạn nên biết rằng: thay đổi nội dung liên quan đến nội dung gì thì mình cung cấp thông tin hồ sơ giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi đó. Ví dụ: Thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp cần biết vốn cụ thể sau khi thay đổi là bao nhiêu? cơ cấu sở hữu vốn cụ thể của mỗi thành viên là bao nhiêu %? Thay đổi địa chỉ cần cung cấp địa chỉ mới chính xác của địa chỉ đó, cũng cần nghiên cứu rõ về quy hoạch địa bàn đó có được phép đặt địa chỉ công ty hay không? Vì theo quy hoạch một số địa phương thì không được đặt địa chỉ công ty, như vậy sẽ tránh được trường hợp đã thuê văn phòng và đóng tiền thuê văn phòng rồi; Bổ sung ngành nghề cần biết ngành nghề chính xác cần bổ sung…. Kèm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thực hiện hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, thay đổi tên công ty cần cung cấp tên mới của công ty, sau đó sẽ thực hiện việc tra cứu công ty đó có sử dụng được hay không? Có bị trùng hay chưa? Đã bị đăng ký nhãn hiệu bởi doanh nghiệp khác cùng ngành hay chưa?
3.Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty bổ sung ngành nghề cần lưu ý gì?
Có những cơ hội làm ăn với những ngành nghề mới hoặc muốn chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực khác thì công ty có nhu cầu mở rộng hay thu hẹp lĩnh vực kinh doanh do đó doanh nghiệp có thể bổ sung hay cắt giảm ngành nghề kinh tế trên giấy phép kinh doanh. Khi đó doanh nghiệp cần biết được ngành nghề kinh doanh nào có điều kiện hay không? có phù hợp với quy định pháp luật hiện hành? Có phù hợp với quy hoạch ngành nghề ở địa phương đó. Cần biết rõ ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng trình tự pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
4.Thay đổi đăng ký kinh doanh, thay đổi địa chỉ trụ sở chính cần lưu ý gì?
Vì rất nhiều lý do mà doanh nghiệp có thể thay đổi địa chỉ công ty. Để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn hay do nhu cầu phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ trụ sở chính, Doanh nghiệp cần biết được thủ tục pháp lý như: Địa chỉ dự định chuyển đến có phù hơp với quy định pháp luật, Thay đổi địa chỉ khác quận cần chuyển hồ sơ thuế và thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi địa chỉ cùng quận thì không cần thay đổi con dấu, thủ tục, cách thức thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5.Thay đổi loại hình doanh nghiệp dẫn đến việc thay đổi đăng ký kinh doanh cần lưu ý gì?
Khi thay đổi số lượng thành viên góp vốn cũng có thể dẫn đến việc bắt buộc thay đổi loại hình công ty, vì số lượng thành viên thay đổi sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty.Trước khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì các bạn cũng phải nắm được loại hình doanh nghiệp hiện tại cũng như loại hình doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi. Việc thay đổi loại hình công ty có thể dẫn đến việc thay đổi con dấu doanh nghiệp, và những thay đổi liên quan khác, vì con dấu doạnh nghiệp rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Bạn nên thận trọng và tìm hiểu ra quyết định cho chính xác.
6.Thay đổi đăng ký kinh doanh, thay đổi tên công ty cần biết gì?
Tên công ty là dấu hiệu định hình thương hiệu doanh nghiệp, tuy nhiên do nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp muốn thay đổi và lựa chọn một cái tên khác phù hợp với nhu cầu kinh doanh, ngoài việc lựa chọn được tên doanh nghiệp ưng ý và hợp pháp thì chủ doanh nghiệp cũng phải nắm được những vấn đề thay đổi đi kèm như: phải thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo đến đối tác để việc thay đổi tên doanh nghiệp không gây trở ngại trên bước đường kinh doanh sau này.
7. Thủ tục cần nắm khi thực hiện hồ sơ thay đổi cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên
Nhiều nhà đầu tư, nhiều cổ đông muốn mua bán chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho đối tượng khác hoặc mua lại phần vốn góp thì sẽ dẫn đến việc thay đổi cơ cấu phần vốn góp, việc thay đổi này là điều diễn ra thường xuyên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn mở rộng/thu hẹp quy mô hoạt động hay chỉ đơn giản là thành viên có nhu cầu góp thêm hoặc giảm vốn, tuy nhiên trước khi thay đổi cơ cấu phần vốn góp hoặc thành viên thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến những vấn đề sở hữu vốn tối thiểu để trở thành người đại diện pháp luật nếu người đó là thành viên góp vốn, hay đơn giản trong những trường hợp muốn tăng thêm thành viên góp vốn thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp… còn nhiều vấn đề liên quan nếu như các bạn quan tâm hay thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ LAW FOR LIFEđể được tư vấn chi tiết.
8.Khi thực hiện hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, thay thông tin thành viên thì cần nắm những gì?
Thông tin thành viên thay đổi về CMND, hộ khẩu, địa chỉ…, do vậy doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi cập nhật kip thời lên giấy phép kinh doanh để công việc thuận tiện hơn khi đi làm việc hoặc giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước.
9.Kiến thức cần nắm khi thay đổi đăng ký kinh doanh tăng giảm vốn điều lệ
Thay đổi đăng ký kinh doanh tăng hơặc giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cũng cần nắm rõ để ra quyết định được phù hợp, doanh nghiệp có biết được những loại hình doanh nghiệp nào được tăng/ giảm vốn điều lệ? loại hình doanh nghiệp nào thì không được giảm vốn điều lệ? đó là những điểm được quy định rõ trong luật để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mình. Việc tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tương xứng với những ngành nghề kinh doanh hoạt động hiện tại của doanh nghiệp vì còn liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu, còn rất nhiều vấn đề liên quan tùy thuộc vào từng điều kiện của doanh nghiệp, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệLAW FOR LIFE để được tư vấn giải đáp thắc mắc miễn phí.
10. Thay đổi loại hình doanh nghiệp thì cần nắm gì?
Khi thay đổi số lượng thành viên góp vốn trong công ty sẽ có những trường hợp dẫn tới thay đổi loại hình doanh nghiệp, trong trường hợp này bạn cũng cần thực hiện thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp bằng việc thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh, vì trên giấy chứng nhận doanh nghiệp có ghi thông tin của loại hình doanh nghiệp nên cần thay đổi theo.
11. Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh có thay đổi con dấu không ?
=>Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà phải thay đôi con dấu. Phải thay đổi con dấu trong các trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dẫn đến thay đổi thông tin trên con dấu như: mã số thuế, tên công ty bị thay đổi, thay đổi địa chỉ công ty khác quận/huyện. Ngoài ra đối với các công ty đã thành lập từ lâu mà trên giấy phép kinh doanh có số chứng nhận đăng ký kinh doanh khác với mã số thuế thi khi thay đổi giấy phép bắt buộc phải cập nhật mã số thuế vào GPKD nên phải đổi con dấu theo thông tin đó.
12. Thay đổi đăng ký kinh doanh xong có bắt buộc phải đăng bố cáo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không ?
=> Khi thay đổi tất cả nội dung đăng ký kinh doanh hay đăng ký mới giấy phép kinh doanh thì cần bắt buộc làm thủ tục đăng bố cáo điện tử trên hệ thống cổng thông tin điện tử quốc gia.
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh:
1.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)
3.Thông báo về nội dung cần thay đổi đăng ký kinh doanh
4.Biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên (tuỳ từng trường hợp cụ thể, loại hình doanh nghiệp cụ thể mà sử dụng phù hợp).
5.Quyết định của hội đồng cổ đông,
6.Giấy giới thiệu, uỷ quyền cho người thực hiện hồ sơ.
Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại LAW FOR LIFE
- Tư vấn toàn bộ thông tin ban đầu về ý định thay đổi đăng ký kinh doanh của tổ chức/ doanh nghiệp/ cá nhân.
- Tư vấn và hướng dẫn chuẩn bị toàn bộ thông tin và giấy tờ hồ sơ ban đầu.
- Thực hiện hoàn thiện hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo nhu cầu thực tế của khách hàng.
- Nộp hồ sơ, theo dõi tiến trình hồ sơ và nhận kết quả hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doah.
Phí dịch vụ: 500,000 đ
Quy trình thay đổi đăng ký kinh doanh tại LAW FOR LIFE
Sau khi tiếp nhận yêu cầu thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, chúng tôi sẽ:
- Soạn và hoàn thiện hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh trng vòng 30 phút.
- Hẹn quý khách ký hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh + thu 50% Tổng phí thay đổi đăng ký kinh doanh.
- Nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau 3 ngày làm việc.
- Giao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến tận nơi cho quý khách thu 50% phí dịch vụ còn lại và kết thúc dịch vụ.
Kết quả nhận được khi thực hiện dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại LAW FOR LIFE
-Thông báo về việc thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được thay đổi.
– Con dấu doanh nghiệp đã thay đổi theo nội dung đăng ký kinh doanh (nếu có đổi con dấu công ty).
Dịch vụ hậu mãi khi thực hiện dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại LAW FOR LIFE
- Tư vấn quản lý doanh nghiệp, tư vấn các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp miễn phí.
– Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí trong khả năng đáp ứng.
– Tư vấn thủ tục thuế, dịch vụ kế toán trọn gói.
– Tư vấn các vấn đề liên quan khác trong doanh nghiệp.
Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc cần tư vấn và hỗ trợ làm thủ tụcthay đổi đăng ký kinh doanh, vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được trợ giúp ngay.