Hiện nay, với kỹ thuật làm đẹp toàn diện được áp dụng thì răng giả cũng đang được chú trọng và phát triển. Dịch vụ làm răng sứ đang được mọi người sử dụng rộng rãi để có được một nụ cười đẹp. Tuy nhiên không phải bất kỳ loại răng sứ nào cũng thu hút được người tiêu dùng sử dụng. Tâm lý người tiêu dùng thường lựa chọn loại răng sứ có thương hiệu và có uy tín trên thị trường. Do đó, đi cùng với chất lượng của sản phẩm, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm răng sứ phải tạo cho mình một thương hiệu độc quyền và bảo vệ thương hiệu đó bằng cách đăng ký nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, muốn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm răng sứ thì phải cần những tài liệu gì và thực hiện theo trình tự, thủ tục như nào? Sau đây LAW FOR LIFE xin tư vấn quý khách hàng như sau:
Trước hết, quý khách hàng cần phải tạo cho sản phẩm răng sứ của mình một nhãn hiệu dự định đăng ký. LAW FOR LIFE có thể tư vấn giúp quý khách hàng thiết kế nhãn hiệu để có tỷ lệ cao hợp lệ.
Quý khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký cho LAW FOR LIFE để được tra cứu sơ bộ miễn phí trong khoảng từ 01 – 02 ngày làm việc kể từ ngày LAW FOR LIFE nhận được mấu nhãn hiệu. Sau khi tra cứu, LAW FOR LIFE sẽ thông báo cho quý khách hàng về khả năng đăng ký của nhãn hiệu.
LAW FOR LIFE hỗ trợ quý khách hàng phân loại sản phẩm răng sứ theo bảng phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu theo bảng phân loại quốc tế NICE. Theo đó, sản phẩm răng sứ được phân vào nhóm 10: Răng giả.
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể ủy quyền thông qua đại diện của LAW FOR LIFE. Đồng thời khi nộp đơn đăng ký, quý khách hàng tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm với hồ sơ.
Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:
- Danh mục sản phẩm răng sứ dự định đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Ủy quyền cho LAW FOR LIFE nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
LAW FOR LIFE sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và đại diện cho quý khách hàng nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn bao gồm: các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm; phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;… Trường hợp đơn đang ký hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sỏ hữu công nghiệp. Trường hợp đơn đăng ký thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.
Thời gian thẩm định hình thức là 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 – 03 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố đông thời cũng được thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung là để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ
Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại Khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Thời gian cấp văn bằng là 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Lưu ý: thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn không hạn chế số lần khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
LAW FOR LIFE cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến đăng ký nhãn hiệu:
– Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
– Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
– Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
– Tra cứu nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ – chi phí độc lập;
– Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;