5 điều cần lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh trong năm 2023
Đại dịch COVID 19 bắt đầu qua đi nhưng kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và doanh nghiệp đã phải chọn giải pháp tạm ngừng kinh doanh để chờ kinh tế phục hồi trở lại. Năm 2023 là năm có nhiều biến động trong các lĩnh vực ngành nghề, nhất là bất động sản và tài chính có nhiều khủng khoảng. Do đó, nếu doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch kinh doanh khả thi trong năm tới thì tạm ngưng kinh doanh là việc nên làm để không phải phát sinh chi phí và nghĩa vụ khác như nộp tờ khai thuế hàng quý. Khi tạm ngừng kinh doanh, các doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
1. Thông báo chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đó, Khoản 1 Điều 206 luật này quy định “Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh”.
Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tạm ngừng thì cũng phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh.
Trước đây, theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì thời gian thông báo trước là 15 ngày.
Điều 37 Luật Quản lý thuế 2019 quy định: “Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế”.
2. Thời gian tạm ngừng mỗi lần không quá 01 năm và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp.
Luật Doanh nghiệp không quy định vấn đề này nhưng Nghị định hướng dẫn quy định về tổng thời gian mỗi một lần tạm ngừng kinh doanh tối đa là 01 năm và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp (trước đây Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định tạm ngừng luiên tiếp không quá 02 năm). Tức là nếu không có phương án kinh doanh trong thời gian dài nhưng doanh nghiệp không muốn giải thể thì có thể tạm ngừng liên tiếp nhiều năm.
3. Nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Điểm a, Khoản 2, Điều 4, Nghị Định 126/2020/NĐ-CP quy định “Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm”.
Vậy thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế. Nhưng nếu có một ngày không ngưng trong kỳ báo cáo thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo thuế cho kỳ đó.
VD: Doanh nghiệp tạm ngưng từ ngày 3/1/2022 đến 2/1/2023 thì phải nộp báo cáo thuế cho tháng 1/2022 hay quý 1/2022 dù chỉ hoạt động có 2 ngày trong kỳ.
4. Miễn lệ phí môn bài
Khoản 5, Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị đinh 22/2020/NĐ-CP quy định: “Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điêu kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh”.
Như vậy, chỉ cần thông báo tạm ngừng kinh doanh trước ngày 30/1 thì doanh nghiệp không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngưng nếu chưa nộp lệ phí, nếu đã nộp lệ phí rồi thì không được hoàn lại.
Trước đây, doanh nghiệp tạm ngưng nguyên năm (từ 1/1 đến 31/12) thì mới được miễn môn bài của năm đó.
Tuy nhiên, lệ phí môn bài thì được miễn nhưng nghĩa vụ nộp báo cáo thuế cho kỳ đầu tiên của năm doanh nghiệp phải thực hiện theo hướng dẫn ở lưu ý số 3.
5. Doanh nghiệp thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan thuế?
Điểm a, Khoản 1, Điều 4 và Điểm a, Khoản 1, Điều 26 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan thuế. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần thông báo cho cơ quan thuế.
Khi nào nộp hồ sơ tạm ngưng?
Kể từ đầu tháng 12, doanh nghiệp đã bắt đầu nộp hồ sơ gửi cơ quan đăng ký kinh doanh để thông báo tạm ngưng cho năm sau. Thủ tục được thực hiện thông qua mạng Internet tại cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ Thanh toán lệ phí có thể thực hiện thông qua thẻ ngân hàng. Kết quả có thể chuyển về doanh nghiệp thông qua bưu điện. Nếu doanh nghiệp có nhân viên thông thạo các thủ tục hành chính công hoặc đã từng làm qua những việc tương tự thì có thể tự thực hiện được. Nếu không thì nên cân nhắc tự làm hay thuê dịch vụ để tránh sai sót mất nhiều thời gian.
Chi phí tạm ngừng kinh doanh năm 2023 như thế nào?
Một trong những vấn đề cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm chính là chi phí dịch vụ. Kể cả khi không sử dụng dịch vụ, quý khách hàng muốn được cấp Giấy đăng ký tạm ngừng vẫn phải đóng một khoản phí cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chi phí tạm ngừng hoạt động kinh doanh do LAW FOR LIFE cung cấp được cân đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Cụ thể chi phí dịch vụ bao gồm:
– Chi phí dịch vụ là: 1.000.000 VNĐ (Một triệu đồng)
– Chi phí công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia: 100.000 VNĐ (một trăm nghìn đồng)
Lưu ý: Chi phí nêu trên không bao gồm 10% VAT. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu xuất hóa đơn vui lòng thanh toán cho chúng tôi thêm 10% VAT.
Như vậy, sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của LAW FOR LIFE, quý khách hàng sẽ nhận được kết quả chính xác và chi phí phù hợp nhất.