Công ty có được phép thành lập quỹ từ thiện không?
Quỹ từ thiện là tổ chức hoạt động vì mục đích thiện nguyện và phi lợi nhuận. Hiện nay, các doanh nghiệp xã hội hoặc các doanh nghiệp có nguồn kinh phí dồi dào đang rất có xu hướng thành lập các quỹ từ thiện.
Quỹ từ thiện là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Quỹ được hoạt động dưới hai hình thức là: Quỹ xã hội và Quỹ từ thiện, trong đó:
- Quỹ xã hội: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Theo Điều 7 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, quỹ từ thiện có đầy đủ tư cách của một pháp nhân, cụ thể:
- Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
- Quỹ được chọn tên và biểu tượng. Tên và biểu tượng của quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của quỹ khác đã được đăng ký trước đó;
+ Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
+ Quỹ phải có tên bằng tiếng Việt và có thể được dịch ra tiếng quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Trụ sở giao dịch của quỹ phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể và phải có tài liệu chứng minh tính hợp pháp của trụ sở quỹ.
Công ty có được thành lập quỹ từ thiện? (Ảnh minh hoạ)
Công ty có được thành lập quỹ từ thiện không?
Điều 10 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ như sau:
- Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
- Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm quy định tại Điều 11 Nghị định này.
- Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
- Hồ sơ thành lập quỹ đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Theo đó, khoản 1 Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, sáng lập viên thành lập quỹ phải là cá nhân, tổ chức Việt Nam.
Trong đó, đối với tổ chức phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
- Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ;
- Trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;
Như vậy, như vậy doanh nghiệp là tổ chức có tư cách pháp nhân, có cơ cấu, chức năng hoàn toán đáp ứng được điều kiện về việc thành lập quỹ từ thiện.
Khi doanh nghiệp đã được chấp thuận trở thành sáng lập viên của quỹ từ thiện, doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:
Đối tượng
|
Phạm vị hoạt động
|
Mức quỹ tối thiểu
|
Doanh nghiệp Việt Nam
|
Hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh
|
6 tỷ 500 triệu đồng
|
Hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh
|
1 tỷ 300 triệu đồng
|
Hoạt động trong phạm vi cấp huyện
|
250 triệu đồng
|
Hoạt động trong phạm vi cấp xã
|
130 triệu đồng
|
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
|
Hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh
|
8 tỷ 700 triệu đồng
|
Hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh
|
3 tỷ 700 triệu đồng
|
Hoạt động trong phạm vi cấp huyện
|
1 tỷ 200 triệu đồng
|
Hoạt động trong phạm vi cấp xã
|
620 triệu đồng
|
Như vậy, mọi doanh nghiệp đều có thể thành lập quỹ từ thiện.