Hướng dẫn xin giấy phép mở phòng khám tư nhân năm 2021
Những người hành nghề y công tác tại các bệnh viện vẫn có thể tự mở phòng khám tư nhân. Tuy nhiên, việc xin Giấy phép thành lập phòng khám tư nhân cần phải đáp ứng những điều kiện rất chặt chẽ.
Điều kiện để phòng khám tư nhân được hoạt động
Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, các cơ sở phòng khám tư nhân có thể hoạt động dưới 02 hình thức:
- Phòng khám đa khoa;
- Phòng khám chuyên khoa.
Căn cứ Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, điều kiện hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh như sau:
- Có Giấy phép đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh);
- Có Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám bệnh, chữa bệnh (giấy phép con).
Trong đó, Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định điều kiện để xin Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
- Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;
Mở phòng khám tư nhân (Ảnh minh hoạ)
Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân
Căn cứ Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, hồ sơ xin Giấy phép mở phòng khám tư nhân bao gồm:
* Thành phần hồ sơ:
STT
|
Tên tài liệu
|
Loại tài liệu
|
1
|
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP
|
Bản chính
|
2
|
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
|
Bản sao
|
3
|
Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
|
Bản sao
|
4
|
Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
|
Bản chính
|
5
|
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP
|
Bản chính
|
6
|
Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn
|
Bản chính
|
7
|
Điều lệ tổ chức và hoạt động
|
Bản chính
|
8
|
Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
|
Bản chính
|
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự, thủ tục mở phòng khám tư nhân năm 2021
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Y tế tại nơi đặt cơ sở khám chữa bệnh.
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận ghi phiếu tiếp nhân hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
- Trường hợp nộp qua đường bưu điện: trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận phải cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
* Lệ phí giải quyết: 4,3 triệu đồng (theo Thông tư 11/2020/TT-BTC).
Như vậy, thủ tục mở phòng khám tư nhân không quá khó nhưng cần phải chuẩn bị nhiều loại tài liệu. Nếu không tự mình thực hiện, các cơ sở khám, chữa bệnh có thể uỷ quyền cho các đơn vị chuyên môn để xin Giấy phép hoạt động dễ dàng hơn.