Nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế
Nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay do không nắm rõ quy định của pháp luật dẫn đến việc doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Vậy doanh nghiệp phải làm gì khi bị đóng mã số thuế ?
Đóng mã số thuế là gì?
Đóng mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa bị đóng buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh…
Khi nào doanh nghiệp bị đóng mã số thuế?
- Không hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh: Cán bộ cơ sở kiểm tra trụ sở công ty nhưng không thấy treo biển hiệu và không có hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
- Không nộp tờ khai thuế: do giám đốc doanh nghiệp không nắm vững quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế dẫn đến không nộp tờ khai ở một hoặc nhiều kỳ liên tục;
- Không nộp tiền thuế khi có phát sinh;
- Không phản hồi thông báo của cơ quan thuế về các vấn đề nêu trên khi cơ quan thuế gởi thông báo quá 3 lần.
Các việc không thể thực hiện khi bị khóa mã số thuế
- Không được xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng;
- Không được chấp nhận các loại tờ khai đã nộp qua hệ thống thuế điện tử:
+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế TNCN (nếu có);
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
+ Các loại báo cáo quyết toán năm như: quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, bộ báo cáo tài chính năm,…
Làm gì khi bị khóa mã số thuế?
Khi phát hiện công ty bị khóa mã số thuế, hãy liên hệ ngay với cán bộ quản lý thuế của doanh nghiệp, để tra cứu tình trạng thuế của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Từ đó, xác định được lý do bị khóa mã số thuế và liên hệ LAW FOR LIFE theo hotline: 0909.700.257 để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục mở mã số thuế nhanh nhất.