Địa chỉ: 113/2D Trần Thị Trọng, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM

Email: cty.lawforlife@gmail.com

Hotline:090 9700 257

  • Trang chủ
  • Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh, có bị phạt không?
Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh, có bị phạt không?

 

Với sự phát triển của các loại hình kinh doanh, việc sử dụng chung cư để làm nơi kinh doanh không hiếm gặp. Vậy có phải mọi chung cư đều được dùng để kinh doanh không?

Có được dùng chung cư làm địa điểm kinh doanh không?

Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở định nghĩa nhà chung cư như sau:

3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Theo quy định này, chung cư có hai loại mục đích sử dụng: Chung cư được xây để ở và chung cư được xây để sử dụng hỗn hợp (để ở và kinh doanh). Do đó, không phải mọi chung cư đều chỉ được dùng để ở mà không phép kinh doanh:

- Chung cư được xây để ở: Thiết kế, kiến trúc của toà chung cư chỉ được dùng để ở mà không được phép dùng để kinh doanh.

- Chung cư được xây để sử dụng hỗn hợp: Chung cư này có thể sử dụng để ở hoặc dùng vào mục đích khác như làm văn phòng làm việc, công ty, doanh nghiệp…

Đồng nghĩa, hoàn toàn có quyền sử dụng nhà chung cư để làm địa điểm kinh doanh nhưng phải sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt khi chủ đầu tư được xây dựng chung cư.

Như vậy, người dân vẫn được dùng chung cư để làm địa điểm kinh doanh nhưng phải là loại chung cư được xây dựng để sử dụng cho mục đích hỗn hợp.

Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh, bị phạt thế nào?

Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh, bị phạt thế nào?

Khoản 5 Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP cấm hành vi:

Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Đồng thời, khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 cũng cấm hành vi:

Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, hành vi tự ý sử dụng căn hộ chung cư để ở sang kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị phạt hành chính và có thể bị xử phạt theo một trong các mức nêu tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP sau đây:

- Từ 20 - 40 triệu đồng: Kinh doanh tại phần diện tich skhoong dùng để kinh doanh của nhà chung cư (điểm d khoản 1 Điều 70) hoặc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở (điểm e khoản 1 Điều 70).

- Từ 60 - 80 triệu đồng: Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực/phần sở hữu riêng trong nhà chung cư (điểm b khoản 2 Điều 70); Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung/diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp (điểm d khoản 2 Điều 70).

Như vậy, tuỳ vào tính chất của việc tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh, người vi phạm có thể bị phạt đến 80 triệu đồng. 

Có được dùng chung cư làm địa điểm kinh doanh không?

Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh, bị phạt thế nào?

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LAW FOR LIFE
090 9700 257