Đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất
Bạn đang muốn mở xưởng sản xuất để kinh doanh? Bạn chưa nắm được các thủ tục pháp lý liên quan đến việc đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất? Nắm được những khó khăn đó, LAW FOR LIFE xin chia sẻ những vấn đề liên quan đến việc đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và tránh những sai sót không đáng có.
Nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay thành lập công ty?
Bạn nên xem xét quy mô, kế hoạch kinh doanh, tập khách hàng của xưởng sản xuất để lựa chọn hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay thành lập công ty.
Sau đây chúng tôi phân tích những ưu nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể và thành lập công ty để bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho việc đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất của mình nhé.
Hộ kinh doanh cá thể
Ưu điểm:
– Phù hợp với những người kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không có dự định mở rộng quy mô trong tương lai;
– Chế độ nghiệp vụ kế toán gọn nhẹ, đơn giản.
Nhược điểm:
– Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ;
– Không có tư cách pháp nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;
– Ít tạo dựng được lòng tin cho đối tác lớn khi lần đầu làm việc;
– Bị hạn chế số lượng người lao động được sử dụng, chỉ được sử dụng ít hơn 10 lao động
– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm duy nhất trên địa bàn cả nước, không thể mở thêm các đơn vị phụ thuộc.
Thành lập hình công ty
Ưu điểm:
– Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có hoặc không có tư cách pháp nhân
– Dễ dàng hơn trong việc tạo dựng lòng tin, uy tín đối với đối tác trong lần làm việc đầu tiên
– Không giới hạn lao động được sử dụng
– Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh
Nhược điểm:
– Chế độ kế toán phức tạp, khó khăn cho người mới khởi nghiệp, chưa có nghiệp vụ kế toán và quản lý công ty.
Nếu quy mô xưởng của bạn nhỏ lẻ, không đa dạng mặt hàng, phục vụ cho người dân, không ký kết hợp đồng với các công ty khác thì nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Còn nếu bạn có dự định mở rộng quy mô kinh doanh ở nhiều địa điểm, sử dụng nhiều lao động và cần tạo sự uy tín thì hãy thành lập công ty.
Thủ tục đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất hộ cá thể
Để hoàn tất thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất thì bạn sẽ thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất tại ủy ban nhân dân quận , huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm các thành phần sau:
+ Đơn xin đăng ký kinh doanh
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Thủ tục đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản, bạn có thể qua UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở chính để hỏi và mua hồ sơ.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xưởng sản xuất
Nếu bạn có dự định phát triển xưởng sản xuất có quy mô lớn, đa dạng mặt hàng, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thì nên đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất dưới hình thức công ty.
Đầu tiên, bạn cần lựa chọn loại hình để thành lập công ty trước khi đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất. Hiện nay ở Việt Nam có 4 loại hình doanh nghệp cơ bản để bạn lựa chọn: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở, Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần. Bạn có thể căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu kinh doanh trong tương lai để lựa chọn loại hình phù hợp. Hoặc liên hệ với công ty LAW FOR LIFE để được tư vấn kỹ hơn.
Hồ sơ thành lập công ty cũng chính là hồ sơ đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất được nộp lên sở kế hoạch đầu tư gồm các giấy tờ sau:
- - Đơn đăng ký kinh doanh;
- - Điều lệ công ty;
- - Danh sách thành viên nếu thành lập công ty TNHH 2 thành viên, danh sách cổ đông nếu thành lập công ty cổ phần;
- - Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên, các cổ đông của công ty
-
Sau 3-5 ngày làm việc, nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất hợp lệ, sở KHĐT sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh kèm mã số thuế cho người đăng ký kinh doanh.
Các công việc phải làm sau khi thành lập công ty, sau khi đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất:
- - Tiến hành khắc dấu và thông báo phát hành mẫu dấu pháp nhân;
- - Gắn bảng hiệu tại trụ sở của công ty;
- - Tiến hành khai thuế ban đầu cho cong ty tại chi cục thuế quận/ huyện nơi công ty đặt trụ sở chính;
- - Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch và đầu tư;
- - Mua token và kích hoạt nộp thuế điện tử;
- - Nộp thuế môn bài;
- - Làm thủ tục xin đặt in hóa đơn, đặt in hóa đơn, Thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng;
-
Trên đây là toàn bộ tư vấn của LAW FOR LIFE về việc đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất. Liên hệ với chúng tôi nếu cần sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói nhé!