Địa chỉ: 113/2D Trần Thị Trọng, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM

Email: cty.lawforlife@gmail.com

Hotline:090 9700 257

  • Trang chủ
  • Các bước thành lập chi nhánh mới doanh nghiệp cần biết
Các bước thành lập chi nhánh mới doanh nghiệp cần biết

 

Thành lập chi nhánh – mở rộng mạng lưới kinh doanh là một trong những nhu cầu thường thấy của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Mục đích của việc thành lập chi nhánh là để mở rộng thị trường kinh doanh, tạo thương hiệu cho doanh nghiệp cũng như nâng cao doanh thu của doanh nghiệp. Các bước thành lập chi nhánh mới khá phức tạp, gồm nhiều giấy tờ. Thấu hiểu được nhu cầu thiết thực đó của quý doanh nghiệp, LAW FOR LIFE cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn và nhận làm thủ tục thành lập chi nhánh trọn gói và uy tín.

Thành lập chi nhánh mới
Thành lập chi nhánh mới

Hồ sơ thành lập chi nhánh mới của doanh nghiệp

Bước đầu tiên trong các bước thành lập chi nhánh mới là doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:

- Thông báo lập chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh.

- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh

- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh

 

Các bước thành lập chi nhánh mới
Các bước thành lập chi nhánh mới

 

 Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thủ tục, trình tự để thành lập chi nhánh mới

Các bước thành lập chi nhánh mới bao gồm:

Bước 1: Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ thành lập chi nhánh trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh

+ Người đại diện của doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động.

+ Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trả Giấy biên nhận và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

 

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

 

Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác nơi trụ sở chính thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh và được cấp giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh thì doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện các công việc liên quan đến Thuế như sau:

1. Khai, nộp lệ phí môn bài:

*  Chi nhánh có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

*  Trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh.

*  Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.

 

Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của chi nhánh gồm:

– Tờ khai lệ phí môn bài;

– Giấy ủy thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật để thực hiện công việc.

*  Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm.

*  Ngày chậm nhất mà chi nhánh phải nộp mức lệ phí môn bài là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

*  Nếu chi nhánh thành lập trong thời gian 06 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm, nếu thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm) thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.

2. Thông báo về việc đặt in, tự in hoặc sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế:

Chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc) đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng, hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp.

 

Mẫu hóa đơn ở chi nhánh có thể giống hoặc khác với mẫu hóa đơn của trụ sở chính của doanh nghiệp.

 

Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn với doanh nghiệp thì cần lưu ý:

– Tên doanh nghiệp phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn;

– Chi nhánh đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ chi nhánh của đơn vị bán hàng” để sử dụng.

 

Chậm nhất 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn, chi nhánh phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

 

Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp nhưng kê khai thuế GTGT riêng thì chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Còn nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT cho chi nhánh thì chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn nữa.

 

Ngoài ra, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì chi nhánh cần liên hệ với Ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho mình.

 

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, chi nhánh phải thực hiện thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, chứ không phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nữa.

 

Trên đây là các bước thành lập chi nhánh mới, Và các công việc thuế cần làm sau khi thành lập chi nhánh công ty, để biết thêm thông tin và được tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ tới công ty LAW FOR LIFE để được tư vấn và trợ giúp.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LAW FOR LIFE
090 9700 257