Địa chỉ: 113/2D Trần Thị Trọng, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM

Email: cty.lawforlife@gmail.com

Hotline:090 9700 257

  • Trang chủ
  • Lệ phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Lệ phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

 

Trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc họ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn bị buộc phải giải thể.Tuy nhiên, việc lệ phí chuyển đổi là bao nhiêu là câu hỏi mà nhiều khách hàng còn thắc mắc. Và để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty LAW FOR LIFE đưa ra bài viết về lệ phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp dưới đây.

Căn cứ pháp lý
  • o   Luật Doanh nghiệp năm 2020.
  • o   Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
  • o   Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05/8/2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại, cơ cấu lại doanh nghiệp mà không phải hoàn toàn chấm dứt hoạt động. Nói cách khác, công ty đó sẽ hoạt động dưới dạng một loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp không được tự ý chuyển đổi mà phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp mới có quyền được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nhưng vẫn kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Lý do cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm riêng. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô và định hướng của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong các trường hợp như sau:

Chuyển đổi theo nhu cầu của doanh nghiệp:
  • o   Doanh nghiệp muốn huy động thêm vốn (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên muốn chuyển thành công ty cổ phần để phát hành các loại cổ phần);
  • o   Doanh nghiệp muốn có tư cách pháp nhân và chuyển sang chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn (Doanh nghiệp tư nhân chuyển thành các loại hình doanh nghiệp khác).
Chuyển đổi theo quy định của pháp luật
  • o   Do thay đổi cơ cấu thành viên, cơ cấu cổ đông ( số lượng thành viên góp vốn vào công ty vượt quá 50 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên phải chuyển thành công ty cổ phần).

Lưu ý: Nếu trong trường hợp số lượng, cơ cấu thành viên, cổ đông không đủ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, công ty phải làm thủ tục giải thể (theo điểm c khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020)

Lệ phí thay đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ Thông tư 47/2019/TT-BTC:

  • o   Phí công bố nội dung đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là 100.000 VNĐ tương đương khoảng 4,09 USD.
Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Các trường hợp chuyển đổi Phương thức thức chuyển đổi
Chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành công ty cổ phần

Không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;

Huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

Bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;

Kết hợp các phương thức trên.

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên

Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;

Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;

Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;

Đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

Chuyển đổi thành, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;

Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.

Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý:

  • o   Công ty đã chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
  • o   Đối với doanh nghiệp tư nhân, Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Quy trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Bước 1: Doanh nghiệp lựa chọn 1 trong 6 loại hình được chuyển đổi;

Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ thay đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với từng trường hợp chuyển đổi;

Bước 3: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo 1 trong 2 cách sau:

o   Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua chữ ký số điện tử hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh;

o   Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 4: Doanh nghiệp chờ nhận kết quả

o   Trong vòng 3 – 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, sau đó:

o   Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (nếu hồ sơ hợp lệ);

o   Gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ).

Lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Trên thực tế, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ tạo ảnh hưởng đến các thông tin về doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, cách hạch toán lương, con dấu, các giấy tờ liên quan khác… Chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động về sau, khi thực hiện chuyển đổi, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • o   Thực hiện thay đổi thông tin tại các giấy tờ, hồ sơ của công ty;
  • o   Trường hợp tên công ty bị thay đổi, doanh nghiệp cần làm lại bảng hiệu công ty mới và treo tại trụ sở chính, văn phòng đại diện và các địa điểm kinh doanh (nếu có);
  • o   Chỉ phải tiến hành khắc mẫu con dấu mới trong trường hợp trên con dấu cũ có thông tin mà khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp làm thay thay đổi thông tin trên con dấu cũ (nội dung con dấu bao gồm mã số thuế và tên doanh nghiệp);
  • o   Có thể thực hiện đồng thời thủ tục thay đổi các thông tin doanh nghiệp (địa chỉ, tên, ngành nghề kinh doanh…) và thủ tục chuyển đổi loại hình (trừ thông tin người đại diện pháp luật);
  • o   Thay đổi thông tin các tài sản mà doanh nghiệp đã đăng ký sở hữu như giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và giấy chứng nhận sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất;
  • o   Thông báo việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (đối tác, khách hàng, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý chuyên ngành…) để họ kịp thời cập nhật thông tin về doanh nghiệp;
  • o   Cập nhật thông tin tài khoản hải quan, tài khoản thuế điện tử, chữ ký số (nếu có);
  • o   Trường hợp công ty cổ phần thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp do chuyển nhượng cổ phần thì người chuyển nhượng cổ phần cần đóng thuế TNCN;
  • o   Nếu doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty cổ phần/công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên thì không được hạch toán chi phí lương của giám đốc vào chi phí doanh nghiệp.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về lệ phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ Công ty LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tốt nhất.

Lý do cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LAW FOR LIFE
090 9700 257