Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Thủ tục giải thể doanh nghiệp chưa bao giờ là công việc đơn giản. Vì thủ tục giải thể liên quan đến các nghiệp vụ về thuế, về pháp lý cũng như các thủ tục hành chính phức tạp cần thực hiện qua nhiều bước mới hoàn thành được. Vậy thủ tục giải thể doanh nghiệp cụ thể ra sao? Quy trình thế nào? Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết nhất về thủ tục giải thể công ty.
I/ Tại sao phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp?
Việc nhiều doanh nghiệp không tiến hành giải thể công ty vì ngại thủ tục pháp lý – Thuế rườm rà, không am hiểu kiến thức pháp luật mà chậm trễ. Hoặc là các chủ doanh nghiệp với tâm lý là không hoạt động doanh nghiệp nữa, không phát sinh gì nên không cần tiến hành giải thể là một trong những sai lầm “chết người” của doanh nghiệp.
Bởi vì:
– Khi doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật sẽ “dính” một vết đen trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
– Các chủ doanh nghiệp này sẽ không có quyền đăng ký kinh doanh thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh cá thể được nữa cho đến khi họ hoàn thành nghĩa vụ với doanh nghiệp trước đó.
– Ngoài ra các chủ doanh nghiệp này nợ thuế có thể bị phạt thuế, cấm xuất cảnh…v.v.v.. Và bị hạn chế các quyền khác gây khó khăn cho công việc và cuộc sống sau này.
– Bên cạnh đó, một khi doanh nghiệp còn tồn tại nghĩa là doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ. Nếu doanh nghiệp không còn hoạt động, thì đương nhiên nó vẫn còn có các nghĩa vụ cần phải thực hiện đều đặn định kỳ theo ngày/tháng/năm. Các nghĩa vụ đó bao gồm:
+ Lập sổ sách kế toán định kỳ cho công ty;
+ Thực hiện việc kê khai thuế và nộp thuế (hàng năm phải nộp thuế môn bài, phải làm báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo hàng quý, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và quyết toán thuế năm (khoảng 17 tờ khai mỗi năm));
+ Nghĩa vụ nộp các khoản phí khác (phí phòng chống bão lụt, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, an ninh quốc phòng);
+ Thực hiện công việc trả lương cho nhân viên;
+ Đóng các khoản tiền phạt vi phạm hành chính (nếu có);
+ Đặc biệt nghĩa vụ báo cáo thuế phải thực hiện đúng thời hạn theo quy định của luật Quản lý thuế, đây là nghĩa vụ mà chủ công ty thường hay vi phạm vì quên hoặc tưởng rằng công ty không còn hoạt động nên không phải kê khai nộp thuế. Hơn nữa nếu càng để lâu thì các nghĩa vụ đó theo thời gian càng nhiều thêm vì thông thường các chế tài về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, kế toán, lao động thường tính theo thời gian (thời gian vi phạm càng nhiều thì mức xử phạt càng cao).
>>> Công ty là một pháp nhân do pháp luật tạo ra nên nó cũng tuân thủ theo quy luật “sinh-lão-bệnh-tử” do đó giải thể là quá trình “khai tử” công ty cần tiến hành khi công ty không còn hoạt động. Hơn nữa, một khi đã xác định được rằng công ty không cần thiết phải tồn tại thì nên tiến hành thủ tục giải thể công ty càng nhanh càng tốt để hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí phải bỏ ra để duy trì hoạt động của công ty.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp
II/ Thủ tục và quy trình giải thể công ty
1.Thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị khi giải thể doanh nghiệp
Việc thành lập công ty hiện nay thủ tục khá đơn giản, thời gian cũng nhanh chóng. Tuy nhiên thủ tục giải thể doanh nghiệp thì không đơn giản như vậy. Hơn nữa, thủ tục giải thể thường mất nhiều thời gian và chi phí hơn. Do đó để cho việc giải thể doanh nghiệp nhanh chóng công ty cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế (nếu có).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp / Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài).
– Con dấu tròn doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận mẫu dấu.
– Thiết bị chữ ký số (Token) và mật khẩu (password), nếu chữ ký số hết hạn sử dụng thì phải gia hạn.
– Chứng từ nộp ngân sách nhà nước (biên lai nộp tiền).
– Toàn bộ hoá đơn đầu ra và đầu vào (nếu có).
– Toàn bộ sổ sách kế toán.
– Các giấy tờ liên quan đến tài sản có đăng ký (nếu có) như Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất, giấy chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt), giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ (văn bằng bảo hộ);
2. Quy trình 4 bước giải thể doanh nghiệp:
Khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp tiến hành giải thể công ty theo quy trình sau:
* Bước 1: Doanh nghiệp xin xác nhận không nợ thuế hải quan xuất nhập khẩu tại Cục Thuế Xuất Nhập Khẩu Tổng cục hải quan.
* Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ pháp lý giải thể công ty tới Cơ quan quản lý Thuế sở tại và chờ nhận kết quả thông báo hoàn thành nghĩa vụ thuế
– Hồ sơ giải thể công ty bao gồm:
+ Đơn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
+ Quyết định giải thể công ty.
+ Biên bản họp hội đồng thành viên/ Biên bản họp hội đồng quản trị về việc giải thể công ty/doanh nghiệp;
+ Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp;
+ Biên bản xác định trách nhiệm pháp lý sau giải thể doanh nghiệp;
+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sao y công chứng.
– Khi nhận đủ hồ sơ pháp lý giải thể công ty như trên Cơ quan thuế trả thông báo “về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế”. Trong thời gian này, Công ty chuẩn bị và kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn mua vào bán rađầyđủ, đối chiếu các khoản nợ thuế (báo cáo thuế, tiền chậm nộp thuế, tiền phạt vi phạm hành chánh…) và nộp các tờ khai bổ sung báo cáo thuế và tiền thuế còn thiếu.
– Sau khi Cơ Quan Thuế kiểm tra Công ty đã hoàn tất các nghĩa vụ về thuế sẽ trả kết quả thông báo“về việc người nộp thuế hoàn thành thủ tục giải thể công ty tại cơ quan thuế”. Doanh nghiệp sẽ dùng thông báo này để tiếp tục thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính.
* Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể công ty qua mạng tại Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như sau:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng thông báo quyết định giải thể lần 1 tới Sở Kế hoạch đầu tư, hồ sơ bao gồm:
+ Quyết định giải thể công ty;
+ Biên bản họp hội đồng thành viên về việc giải thể công ty;
+ Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
– Khi nhận đủ hồ sơ giải thể công ty, Sở kế hoạch Đầu tư gửi chấp nhận thông báo giải thể từ 3-5 ngày sau khi nộp hồ sơ qua mạng (Sở sẽ thông báo bằng cách gửi Email) và đăng bố cáo giải thể doanh nghiệp lên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành trả con dấu (do cơ quan công an cấp nếu có).
– Sau khi nộp hồ sơ quyết định giải thể công ty lần 1 và trả con dấu doanh nghiệp (nếu có) hoàn tất. Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ giải thể qua mạng lần 2, hồ sơ bao gồm: (2)
+ Thông báo về việc giải thể công ty;
+ Danh sách người lao động (Trong danh sách không còn người lao động);
+ Danh sách chủ nợ đã thanh toán;
+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Sau đó, Sở kế hoạch đầu tư sẽ gửi thông tin về việc Công ty đăng ký giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan thuế qua hệ thống online nội bộ và được Cơ quan thuế gửi thông tin chấp nhận về Sở kế hoạch đầu tư trong vòng 5 – 7 ngày làm việc.
* Bước 4: Sở kế hoạch đầu tư trả kết quả thông báo giải thể doanh nghiệp
– Sở kế hoạch đầu tư sẽ gửi Email thông báo hồ sơ giải thể doanh nghiệp hợp lệ;
– Doanh nghiệp sau đó in thông báo giải thể doanh nghiệp hợp lệ nộp trực tiếp cùng bộ hồ sơ (1) và (2) tại Bước 3 để tiến hành giải thể công ty và trả Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
III/ Thời gian tiến hành giải thể công ty mất bao lâu?
Thời gian tiến hành giải thể công ty mất bao lâu?
Thời gian giải thể tuỳ từng hồ sơ cụ thể, tuỳ vào tình trạng sổ sách, nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác của công ty, tuy nhiên có thể chia ra như sau:
– Trường hợp công ty chưa phát sinh (chưa có hoá đơn đầu vào hoặc/và chưa có hoá đơn đầu ra): thời gian giải thể là 25 ngày, không kể thời gian chờ cơ quan thuế quyết toán thuế.
– Trường hợp công ty có phát sinh: thời gian giải thể là từ 1 – 3 tháng, không kể thời gian chờ cơ quan thuế quyết toán thuế;
>>> Theo kinh nghiệm và thực tế cho thấy thời gian giải thể công ty nhanh hay chậm không quan trọng vì khi đã nộp hồ sơ giải thể và quyết toán thuế cho cơ quan thuế thì thời điểm này công ty không còn phát sinh các nghĩa vụ kê khai nộp thuế và các nghĩa vụ khác.
IV/ Chi phí dịch vụ giải thể công ty là bao nhiêu?
Chi phí giải thể tuỳ từng hồ sơ công ty, có thể chia ra các trường hợp như sau:
– Trường hợp doanh nghiệp chưa phát sinh (chưa có hoá đơn đầu vào hoặc/và chưa có hoá đơn đầu ra): từ 1,5 – 3 triệu đồng (chi phí này đã bao gồm: đăng bố cáo giải thể, lập hồ sơ giải thể, lập quyết toán giải thể, giải trình với cơ quan thuế, khoá mã số thuế, trả giấy phép kinh doanh, trả dấu).
– Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh những vấn đề khác sẽ báo phí cụ thể sau khi xem hồ sơ.
>>>>Tham khảo chi tiết: Bảng giá dịch vụ giải thể công ty
V/ Tư vấn giải thể công ty uy tín, nhanh chóng tại LAW FOR LIFE
– Việc giải thể công ty liên quan đến rất nhiều vấn đề: về tài sản (có đăng ký và không có đăng ký), về nghĩa vụ thuế cũng như các nghĩa vụ khác, về hậu quả pháp lý có thể phát sinh từ việc giải thể,… vì vậy luôn tồn tại những rủi ro (về mặt pháp lý) trong quá trình tiến hành giải thể công ty. LAW FOR LIFE chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giải thể, nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan nhằm giúp cho khách hàng “nhẹ gánh” khi giải thể công ty, đó là tư vấn và giúp cho khách hàng xử lý các trường hợp vi phạm hành chính pháp luật liên quan, giúp cho khách hàng không phải nộp thuế khi xử lý tài sản đã góp vốn như bất động sản, phương tiện vận tải, quyền tài sản (quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền khai thác công trình,…)
– Đặc biệt khi công ty rơi vào các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, kế toán, lao động và các nghĩa vụ khác đối với bên thứ ba thì cần được tư vấn và tìm giải pháp tháo gỡ, LAW FOR LIFE sẽ cung cấp cho quý công ty một giải pháp toàn diện, hữu ích bởi một đội ngũ giàu kinh nghiệm mà năng lực được sàn lọc qua thực tế với một tinh thần làm việc tận tâm và trách nhiệm. Tránh trường hợp người chủ / người quản lý công ty không nắm được các quy định của pháp luật gây thiệt hại cho chủ sở hữu và các thành viên / cổ đông góp vốn hoặc bỏ mặc công ty để xảy ra những hậu quả đáng tiếc, dù công ty có vi phạm ở múc độ nào đi nữa cũng phải có cách giải quyết để cho “lý lịch đăng ký kinh doanh” của những người tham gia góp vốn vào công ty “trong sạch” nhất.
– Nội dung tư vấn giải thể doanh nghiệp tại LAW FOR LIFE bao gồm những gì?
+ Tư vấn điều kiện, lý do, các thông tin, giấy tờ chuẩn bị cần thiết để giải thể doanh nghiệp.
+ Tư vấn thủ tục, thời gian, chi phí giải thể công ty.
+ Tư vấn cách thức xử lý các vấn đề liên quan đến lao động, nghĩa vụ đối với cơ quan thuế, quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba,…
+ Tư vấn cách thức xử lý các trường hợp nợ thuế, vi phạm pháp luật về thuế, kế toán,…
+ Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên/cổ đông công ty.
+ Tư vấn về thanh lý tài sản khi giải thể và tư vấn các vấn đề khác…;
– LAW FOR LIFE làm việc theo một quy trình chuyên nghiệp, đảm bảo luôn nắm bắt thông tin được cung cấp từ phía khách hàng rồi tư vấn thủ tục giải thể công ty, tư vấn giấy tờ, thông tin cần thiết cần chuẩn bị giải thể, hoàn thiện sổ sách chứng từ (nếu có yêu cầu từ khách hàng). Rồi thực hiện hoàn thiện hồ sơ đóng mã số thuế tại cơ quan thuế cũng như các hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trả con dấu doanh nghiệp. Khách hàng sau khi ủy quyền cho LAW FOR LIFE chỉ cần chờ nhận kết quả giải thể doanh nghiệp.
– Là một trong những công ty tư vấn luật hàng đầu Việt Nam về thủ tục giải thể doanh nghiệp, Giải thể công ty Cổ phần, Giải thể công ty TNHH, Giải thể doanh nghiệp tư nhân, giải thể chi nhánh công ty, giải thể văn phòng đại diện, giải thể địa điểm kinh doanh. LAW FOR LIFE tư vấn chuyên nghiệp, trọn gói các thủ tục từ thành lập công ty cho đến khi giải thể doanh nghiệp. Công ty LAW FOR LIFE đã và đang nhận được sự tín nhiệm của hàng nghìn khách hàng trên cả nước khi khách hàng có nhu cầu đóng cửa công ty. Với quy trình tư vấn giải thể công ty chặt chẽ, kết hợp với sự phối hợp trong các khâu của bộ phận tư vấn: Tư vấn pháp lý doanh nghiệp, tư vấn Kế toán – Tư vấn Thuế. Thủ tục giải thể công ty được tiến hành nhanh chóng, đảm bảo hạn chế thấp nhất chi phí phát sinh cũng như giảm thiểu rủi ro tối đa cho doanh nghiệp/hộ kinh doanh thực hiện việc giải thể.
Để được tư vấn về thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vui lòng liên hệ dịch vụ giải thể doanh nghiệp giá rẻ trọn gói tại Công ty LAW FOR LIFE.
>>>Xem thêm: Thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập<<<
>>>Xem thêm: Thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc<<<
>>>Xem thêm: Thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên<<<
>>>Xem thêm: Thủ tục giải thể chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên<<<
>>>Xem thêm: Thủ tục giải thể chi nhánh doanh nghiệp tư nhân<<<
>>>Xem thêm: Thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần<<<
>>>Xem thêm: Thủ tục giải thể chi nhánh công ty<<<
>>>Xem thêm: Thủ tục giải thể văn phòng đại diện<<<
>>>Xem thêm: Thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh<<<