Thủ tục đăng ký giấy phép đầu tư
Thủ tục đăng ký giấy phép đầu tư từ trước đến nay luôn là vấn đề được các tổ chức, các cá nhân quan tâm hàng đầu khi thành lập công ty có vốn nước. Việc nắm vững các quy định về thủ tục đăng ký giấy phép đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc lựa chọn dự án đầu tư sao cho phù hợp nhất, tiến hành các thủ tục này một cách nhanh chóng nhất.
Thủ tục đăng ký giấy phép đầu tư
Thủ tục đăng ký giấy phép đầu tư là quy định dành cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi dự án có vốn dưới 300 tỷ VND và thuộc lĩnh vực không điều kiện. Ngoại trừ các dự án có vốn dưới 15 tỷ VND sẽ không phải làm thủ tục đăng ký giấy phép đầu tư.
Các lĩnh vực đầu tư có điều kiện gồm: tài chính ngân hàng; văn hóa thông tin, báo chí; các lĩnh vực tác động đến quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; các dịch vụ giải trí; các khảo sát, thăm dò, tìm kiếm và khai thác tài nguyên môi trường; các lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng; kinh doanh nhà đất; phát triển giáo dục và đào tạo…
– Đối với thủ tục đăng ký giấy phép đầu tư với dự án trong nước, các nhà đầu tư sẽ thực hiện bản đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm các nội dung sau:
- + Tư cách pháp lý của nhà đầu tư
- + Mục tiêu, quy mô và vị trí địa lý thực hiện dự án
- + Tiến độ thực hiện
- + Vốn đầu tư
Ngay khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận được yêu cầu đăng ký thì nhà đầu tư sẽ được trao Giấy biên nhận.
– Đối với thủ tục đăng ký giấy phép đầu tư dự án có vốn đầu tư nước ngoài:
Nhà đầu tư nộp bản đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư tương tự như trên. Ngoài ra phải kèm thêm các nội dung như điều lệ doanh nghiệp, báo cáo năng lực tài chính, hợp đồng liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh.
Thủ tục thẩm tra dự án đầu tư
Quy định về thủ tục thẩm tra dự án đầu tư dành cho cho các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, bất kể nguồn vốn trong hay ngoài nước, vốn có quy mô lớn hay nhỏ. Ngoài ra, thủ tục thẩm tra dự án đầu tư này còn được quy định với những trường hợp lĩnh vực đầu tư không có điều kiện nhưng dự án có quy mô trên 300 tỷ VND.
Thủ tục thẩm tra đầu tư đối với dự án có nguồn vốn trên 300 tỷ VND bao gồm:
- - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- - Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư
- - Báo cáo khả năng tài chính
- - Giải trình quy mô, mục tiêu, vị trí địa lý của dự án, vốn đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, tiến độ dự án, các giải pháp về môi trường …
- - Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
-
Nếu các dự án này nếu thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải giải trình về khả năng đáp ứng điều kiện của dự án.
Nhà đầu tư sẽ tiến hành nộp hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư lên Sở kế hoạch và đầu tư. Đối với dự án do ủy ban nhân dân Tỉnh cấp giấy chứng nhận thì phải có 1 bộ hồ sơ gốc. Sau khi nhận được hồ sơ từ các nhà đầu tư, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ lập báo cáo thẩm tra trình lên ủy ban nhân dân Tỉnh trong thời gian 20 ngày. Sau đó ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ làm việc trong 5 ngày để cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Theo quy định giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài sẽ có hiệu lực trong vòng 50 năm.
Trên đây là giải đáp của LAW FOR LIFE về vấn đề thủ tục đăng ký giấy phép đầu tư. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi, chuyên gia sẽ trực tiếp tư vấn và hỗ trợ quý khách nhanh chóng nhất!