Bạn đang gặp khó khăn khi làm giấy phép kinh doanh để mở phòng khám nha khoa? Bạn không rõ cần phải có những điều kiện gì để xin cấp giấy phép? Hãy tham khảo thông tin cần thiết sau mà Công ty LAW FOR LIFE sẽ nêu ra dưới đây.
I/ Thông tin mã ngành về lĩnh vực kinh doanh nha khoa:
_ Kinh doanh nha khoa có mã ngành là 86202, lĩnh vực này bao gồm:
+ Kinh doanh nha khoa trong trạng thái chung hay đặc biệt như là: nha khoa dành cho trẻ em, khoa răng, khoa nghiên cứu về những bệnh răng miệng.
+ Việc hoạt động kinh doanh đối với những phòng khám nha khoa.
+ Các hoạt động về chăm sóc răng miệng, tư vấn.
+ Các hoạt động về việc phẫu thuật trong nha khoa.
+ Hoạt động đối với việc chỉnh lại răng.
_ Ngoại trừ việc sản xuất hàm răng giả, răng giả và những thiết bị của phòng nha khoa dùng để lắp răng giả. Tất cả sẽ thuộc vào ngành sản xuất dụng cụ, thiết bị nha khoa, y tế có mã là 32501.
II/ Những điều kiện cần thiết để xin cấp giấy phép kinh doanh nha khoa như sau:
Đối với chủ sở hữu phòng khám nha khoa phải thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức là:
+ Doanh nghiệp tư nhân.
+ Công ty TNHH.
+ Công ty cổ phần.
Đối với các thiết bị y tế thì:
+ Phải có hộp thuốc dùng để chống choáng, cần trang bị đầy đủ thuốc dùng để cấp cứu khi cần.
+ Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị y tế sao cho phù hợp với quy mô kinh doanh nha khoa.
Đối với cơ sở về vật chất được quy định như sau:
+ Việc xây dựng và thiết kế phòng nha khoa phải là một địa điểm được cố định. Địa điểm này cũng không có nằm chung với nơi gia đình sinh hoạt. Việc xây dựng phòng nha khoa phải được vững vàng, chắc chắn và bảo đảm đầy đủ ánh sáng. Tường và nền nhà cần phải có chất dễ tẩy rửa, vệ sinh. Với trần nhà khi xây phải được chống bụi
+ Các phòng nha khoa đều cũng được vào danh sách những loại phòng khám chuyên khoa. Vì vậy phòng nha khoa cần phải có buồng khám chữa bệnh, có diện tích ít nhất là 10m vuông. Với điều kiện này sẽ không có áp dụng cho phòng tư vấn qua điện thoại hoặc bằng những thiết bị, phương tiện CNTT-Viễn thông.
+ Nếu như muốn kinh doanh nha khoa mà có thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, thì bạn phải xây thêm phòng dùng để lưu bệnh nhân. Phòng có diện tích ít nhất là 12m vuông.
+ Trường hợp phòng nha khoa có 03 ghế răng trở lên thì diện tích của mỗi ghế ít nhất là 05m vuông.
+ Phải có buồng kỹ thuật và diện tích ít nhất là 10m vuông.
+ Cần đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định về bức xạ an toàn đối với phòng nha khoa có dùng thiết bị chụp răng X-quang.
+ Phải tuân thủ theo pháp luật quy định đối với việc thực hiện xử lý về rác y tế.
+ Cần bảo đảm được đầy đủ nước, điện và những điều kiện khác nhằm chăm sóc, phục vụ bệnh nhân.
Các điều kiện về chuyên môn của phòng nha khoa gồm:
+ Thực hiện sửa sẹo, tiểu phẫu vết thương nhỏ ở mặt dài dưới 2cm.
+ Tiến hành khám chữa bệnh thông thường. Thực hiện cấp cứu ban đầu đối với những vết thương mặt, hàm.
+ Thực hiện điều trị bề mặt bằng laser.
+ Uốn, nắn sai khớp hàm.
+ Chích, rạch áp xe. Nhổ răng, lấy cao răng.
+ Chữa những bệnh liên quan về viêm quanh răng.
+ Chỉnh hình răng miệng.
+ Làm hàm, răng giả.
+ Tiểu phẫu về răng miệng.
+ Tiến hành đơn giản ghép, cắm răng với số lượng là từ 01 cho tới 02 răng/ 01 lần. Tiến hành thủ thuật đặc biệt với hàm dưới khi cắm răng cửa thì được cắm nhiều nhất là 04 răng. Các bác sỹ thực hiện trực tiếp kỹ thuật thì phải có giấy chứng nhận hay chứng chỉ đối với việc ghép, cắm răng được cấp bởi bệnh viện thuộc cấp tỉnh trở lên hay trường ĐH y khoa.
+ Không có được ghép xương khối để thực hiện cắm răng hay bệnh nhân đang mắc những bệnh nội khoa có liên quan tới chất lượng của việc cắm răng
+ Điều trị nội nha và chữa răng.
+ Những kỹ thuật khác về chuyên môn được phê duyệt bởi Giám đốc thuộc Sở Y tế cấp tỉnh. Việc phê duyệt dựa vào các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế trong phòng nha khoa và cơ sở thực tế về năng lực đối với người hành nghề.
Quy định đối với nhân sự như sau:
+ Đối với người đảm nhận phụ trách kỹ thuật chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ. Phải có đầy đủ chứng chỉ về răng hàm mặt, phải có tối thiểu là 54 tháng thực hiện khám chữa bệnh.
+ Với những đối tượng khác đang làm việc thì cần phải có đầy đủ chứng chỉ khi tiến hành khám chữa bệnh. Sẽ chỉ được phép thực hiện khám chữa bệnh thuộc phạm vi chuyên môn mà đã được ghi ở trong nội dung của chứng chỉ hành nghề.
III/ Bộ hồ sơ và thủ tục làm giấy phép kinh doanh nha khoa như sau:
_ Thành phần bộ hồ sơ làm thủ tục giấy phép kinh doanh nha khoa gồm có:
+ Bản sao công chứng của Giấy CN đăng ký kinh doanh.
+ Đơn đề nghị cấp về giấy phép kinh doanh nha khoa.
+ Danh sách thống kê về các thiết bị y tế và cơ sở vật chất.
+ Bản sao công chứng của tất cả chứng chỉ hành nghề đối với những người đang làm việc. Bản danh sách của những người đăng ký hoạt động về nha khoa.
+ Phạm vi về chuyên môn đang dự định hoạt động.
+ Các tài liệu xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh là đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với tổ chức nhân sự, thiết bị y tế, cơ sở vật chất phù hợp đối với quy mô hoạt động.
+ Những bộ hồ sơ nhân sự đối với người đang làm việc trong phòng nha khoa. Tuy nhiên lại không có nằm trong diện bắt buộc có chứng chỉ về hành nghề.
_ Thực hiện nộp hồ sơ giấy phép kinh doanh nha khoa cho Sở Y tế của tỉnh. Khi đã tiếp nhận xong hồ sơ được hợp lệ, thì Sở Y tế sẽ tiến hành thẩm định. Sau đó sẽ có hướng dẫn cho bạn hoàn thiện bộ hồ sơ. Khi đã hoàn tất xong hồ sơ thì Sở y tế sẽ cử 01 đoàn thẩm định về cơ sở kinh doanh. Nếu cơ sở kinh doanh nha khoa đã đạt đầy đủ tiêu chuẩn hồ sơ và cơ sở vật chất hợp lệ, thì Sở Y tế sẽ thực hiện cấp giấy phép kinh doanh nha khoa cho bạn. Việc thẩm định có thể kéo dài trong thời gian là khoảng 90 ngày.
Bạn cần biết thêm thông tin về giấy phép kinh doanh nha khoa ! Hãy liên hệ LAW FOR LIFE chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí nha !