Địa chỉ: 113/2D Trần Thị Trọng, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM

Email: cty.lawforlife@gmail.com

Hotline:090 9700 257

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

INHÃN HIỆU LÀ GÌ?
1. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

          Một cá nhân, tổ chức được xác lập Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


           Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

 

          Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là việc làm cần thiết cho các cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Đây cũng là khâu quan trọng trong việc phát triển kinh doanh trong tương lai với một nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.

 

II.Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Nếu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, hãy liên hệ ngay tới LAW FOR LIFE Với kinh nghiệm và sự tận tâm trong công việc, LAW FOR LIFE tự tin sẽ cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, nhanh chóng nhất đến Quý khách hàng.

 

II. DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CỦA LAW FOR LIFE

1. Quá trình thực hiện dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu LAW FOR LIFE

– Tra cứu, cung cấp thông tin về việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu;

–  Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu;
–  Đánh giá nhãn hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ ở Việt Nam hay không
–  Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn, các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;
–  Đại diện trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
–  Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
–  Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam;

–  Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam;
– Tư vấn khách hàng xây dựng và tham gia các giải thưởng thương hiệu.


2. Phí dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tại LAW FOR LIFE

  • -  Tư vấn: miễn phí;
  • -  Phí dịch vụ trọn gói: Theo qui định, Đơn nhãn hiệu phải đăng ký kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Nice phiên bản 10. Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Vì vậy, khách hàng nên cung cấp ngành nghề kinh doanh chính và liên hệ LAW FOR LIFE  để biết được sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu và tính được chi phí thực hiện công việc.
  •  

III. QUI TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:
(i)     Thẩm định hình thức (1 tháng, kể từ ngày nhận đơn): kiểm tra các thông tin trong đơn đã được điền đầy đủ và chính xác theo quy định chưa;
(ii)     Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng, kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ);
(iii)    Thẩm định nội dung (9 tháng, kể từ ngày đăng Công báo): xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không;
(iv)    Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng): Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Nếu nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo từ chối và chủ đơn có quyền gửi ý kiến phản hồi trong 2 tháng, kể từ ngày ra thông báo.

Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

 

1. Giấy tờ cần cung cấp

STT Tên giấy tờ Số lượng Quy cách
1 Mẫu nhãn hiệu 01 Cung cấp file mềm
2 Giấy đăng ký kinh doanh
(đối với doanh nghiệp)
01 Bản sao chứng thực không quá 3 tháng
3 Chứng minh nhân dân
(đối với cá nhân)
01 Bản sao chứng thực không quá 3 tháng
4 Danh mục hàng hoá, dịch vụ muốn mang nhãn hiệu

 

2.   Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

Ngoài các tài liệu quy định trên đây, còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:

(a)   Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.

(b)   Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).

(c)   Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).


3. Sửa đổi, bổ sung đơn

            Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn.

 

          Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp bản tài liệu tương ứng đã được sửa đổi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp.

 

          Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong danh mục hàng hoá, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.

 

           Người nộp đơn có thể yêu cầu sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tác giả.

 

          Mọi yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm thành văn bản theo mẫu 01-SĐĐ quy định tại Phụ lục B của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Có thể yêu cầu sửa đổi với cùng một nội dung liên quan đến nhiều đơn, với điều kiện người yêu cầu phải nộp lệ phí theo số lượng đơn tương ứng.

 

          Việc sửa đổi, bổ sung đơn, kể cả thay đổi về người được uỷ quyền, do người nộp đơn chủ động thực hiện hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ nội dung sửa đổi, bổ sung và kèm theo chứng từ nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

 

4.  Tách đơn

            Người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tách đơn (tách một hoặc một số thành phần của nhãn hiệu hoặc một phần danh mục hàng hoá, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu sang một hoặc nhiều đơn mới, gọi là đơn tách).

 

             Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).

 

          Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu, nhưng không phải nộp phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu. Đơn tách phải được công bố lại và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố nếu việc tách đơn được thực hiện sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn ban đầu.

 

           Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục thông thường và người nộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

 

5. Chuyển giao đơn

         Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra một trong các thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc chuyển giao đơn cho người khác. Yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao làm theo mẫu 02-CGĐ quy định tại Phụ lục B của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Trong yêu cầu ghi nhận việc chuyển giao đơn phải có tài liệu chứng minh người được chuyển giao đáp ứng yêu cầu về quyền đăng ký.

 

IV.   Gia hạn văn bằng bảo hộ

         Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

 

         Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

 

          Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

 

Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu sau đây:

(a)   Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

(b)   Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).

(c)   Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện).

(d)   Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.

V. Cơ sở pháp lý

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LAW FOR LIFE
090 9700 257