Nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào trong cuộc sống hằng ngày của người dân là điều không thể thiếu. Cho nên rất nhiều doanh nghiệp dễ dàng tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống. Nhưng nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập công ty đang kinh doanh ở mảng ngành nghề khác lại gặp rất nhiều vướng mắc về thủ tục bổ sung ngành nghề này? Họ không biết thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống bao gồm các bước gì? Hồ sơ, giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị như thế nào cho đúng với quy định pháp lý? Nắm bắt được tâm lý của khách hàng khi đang gặp những vấn đề chưa giải quyết được công ty LAW FOR LIFE sẽ chia sẻ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh qua bài viết dưới đây!
I/ Hồ sơ và Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm
Để đăng ký bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm, thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm.
- Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).
- Quyết định về việc bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm.
- Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.
2. Trình tự tiến hành bổ sung mã ngành nghề kinh doanh bán lẻ lương thực, thực phẩm
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp thực hiện bổ sung ngành nghề theo quy trình 2 bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc.
– Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.
Bước 2 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp
– Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.
II/ Quy định cụ thể về việc thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh
– Theo quy của Luật Doanh nghiệp thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh mới theo đúng quy định.
– Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Còn việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.
– Cụ thể về vấn đề này Điều 49 của nghị định 78/NĐ-CP/2015 hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp quy định cụ thể như sau:
"Điều 49. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh
1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
3. Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư."
>>> Lưu ý:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật
III/ Nhóm mã ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm có thể bổ sung trong ngành nghề kinh doanh
Mã ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm được quy định trong Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, mã ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm cần đăng ký kinh doanh là:
1. Mã ngành 4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp.
Nhóm bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào gồm: Bán lẻ nhiều loại hàng hóa, tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, doanh thu chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm… nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ.
Ngành nghề chi tiết
Mã ngành chi tiết
Bán lẻ trong siêu thị (Supermarket)
Nhóm bán lẻ trong siêu thị (Supermarket) gồm:
Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong siêu thị, tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ.
47111
Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket)
Bán lẻ trong minimarket, cửa hàng tiện lợi tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ
47112
Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác
Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác, tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ
47119
2. Mã ngành 4719: Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
Ngành nghề chi tiết
Mã ngành chi tiết
Bán lẻ trong siêu thị (Supermarket)
Nhóm bán lẻ trong siêu thị (Supermarket) gồm:
Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong siêu thị, bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào có doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác
47191
Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket)
Nhóm bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket) gồm:
Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong minimarket, cửa hàng tiện lợi, bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá thuốc lào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác
47192
Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác
Nhóm bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác gồm:
Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, cửa hàng bách hóa (trừ siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi), bán nhiều loại hàng hóa: Quần áo, giày dép, đồ dùng gia đình, hàng ngũ kim, lương thực, thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác.
47199
3. Mã ngành 4721: Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh gồm:
– Bán lẻ của các cửa hàng chuyên doanh gạo, lúa mỳ, bột mỳ, ngô…
Loại trừ:
– Xay, xát, đánh bóng, hồ gạo được phân vào nhóm 10611 (Xay xát);
– Sản xuất bột gạo, bột mỳ, bột ngô được phân vào nhóm 10612 (Sản xuất bột thô).
4. Mã ngành 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Rau, quả tươi, đông lạnh hoặc được bảo quản, chế biến;
– Sữa, sản phẩm từ sữa và trứng;
– Thịt và sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, tươi, đông lạnh và chế biến;
– Hàng thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến;
– Bánh, mứt, kẹo, các sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột;
– Thực phẩm khác.
Ngành nghề chi tiết
Mã ngành chi tiết
Bán lẻ thịt và các sản phẩm thịt trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ thịt và các sản phẩm thịt trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Thịt gia súc, gia cầm và thịt gia cầm tươi, sống, ướp lạnh hoặc đông lạnh;
– Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông;
– Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, đã sơ chế hoặc bảo quản (ngâm muối, sấy khô, hun khói…);
– Bột mịn và bột thô từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ
47221
Bán lẻ thủy sản trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ thủy sản trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Cá, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông, khô, hoặc đã được sơ chế, chế biến khác;
– Tôm, cua và động vật giáp xác khác, sống, tươi, ướp lạnh, ướp đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản hoặc chế biến khác;
– Mực, bạch tuộc và động vật thân mềm, động vật không xương sống khác sống dưới nước, tươi, ướp lạnh, đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản, chế biến khác;
– Hàng thủy sản khác.
47222
Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Rau, tươi, ướp lạnh, hoặc đã được bảo quản cách khác;
– Quả, tươi, ướp lạnh hoặc đã được bảo quản cách khác;
– Nước rau ép, nước quả ép.
72234
Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Đường;
– Sữa các loại và sản phẩm từ sữa (bơ, phomat…);
– Trứng;
– Bánh, mứt, kẹo;
– Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột như mỳ/phở/bún/cháo ăn liền, mỳ nui, mỳ spaghety, bánh đa nem…
47224
Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: Cà phê bột, cà phê hoà tan, chè…
47229
5. Mã ngành 4723: Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ đồ uống có cồn và không có cồn trong các cửa hàng chuyên doanh (đồ uống không nhằm tiêu dùng ngay tại cửa hàng) như:
– Bán lẻ đồ không chứa cồn: Các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt, có hoặc không có gas như: Côca côla, pépsi côla, nước cam, chanh, nước quả khác…;
– Bán lẻ nước khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai khác.
Nhóm này cũng gồm: Bán lẻ rượu vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc không chứa cồn.
Loại trừ:
– Bán lẻ rau ép, nước quả ép được phân vào nhóm 47223 (Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Bán lẻ đồ uống có thành phần cơ bản là sữa được phân vào nhóm 47224 (Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Bán lẻ cà phê bột, chè được phân vào nhóm 47229 (Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Pha chế đồ uống nhằm tiêu dùng ngay tại cửa hàng được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống);
6. Mã ngành 4724 : Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Thuốc lá điếu, xì gà;
– Thuốc lào;
7. Mã ngành 4781: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ.
Nhóm bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ gồm: Bán lẻ gạo, ngô, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào, bán tại chợ hoặc lưu động.
Loại trừ:
– Bán lẻ thực phẩm, đồ uống đã chế biến sẵn để tiêu dùng ngay (bán rong, bán dạo đồ ăn, uống) được phân vào nhóm 56109 (Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác).
Ngành nghề chi tiết
Mã ngành chi tiết
Bán lẻ lương thực lưu động hoặc tại chợ
Nhóm bán lẻ lương thực lưu động hoặc tại chợ gồm: Bán lẻ gạo, ngô tại chợ hoặc lưu động.
47811
Bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp, đường sữa bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ
Nhóm bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp, đường sữa bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp khác tại chợ hoặc lưu động;
– Bán lẻ đường sữa, bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ.
47812
Bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ
Nhóm bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ đồ uống có cồn và không có cồn tại chợ hoặc lưu động.
Loại trừ:
– Bán lẻ đồ uống đã chế biến sẵn để tiêu dùng ngay tại quầy hoặc mua mang đi như nước quả tươi, nước sinh tố, nước mía, chè, cà phê pha sẵn… được phân vào nhóm 56302 (Quán cà phê, giải khát).
47813
Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ
Nhóm bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ gồm: Bán lẻ thuốc lá điếu, xì gà, sản phẩm thuốc lá, thuốc lào khác.
47814
Bán lẻ thịt gia súc, gia cầm tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ
Nhóm bán lẻ thịt gia súc, gia cầm tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ thịt gia súc tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ.
– Bán lẻ thịt gia cầm tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ
47815
Bán lẻ thủy sản tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ
Nhóm bán lẻ thủy sản tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ thủy sản tươi sống lưu động hoặc tại chợ.
– Bán lẻ thủy sản đông lạnh lưu động hoặc tại chợ.
47816
Bán lẻ rau, quả lưu động hoặc tại chợ
Nhóm bán lẻ rau, quả lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ rau các loại lưu động hoặc tại chợ.
– Bán lẻ quả các loại lưu động hoặc tại chợ.
47817
Bán lẻ thực phẩm chín lưu động hoặc tại chợ
Nhóm bán lẻ thực phẩm chín lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ các loại thực phẩm chín lưu động hoặc tại chợ.
47818
Bán lẻ thực phẩm loại khác chưa được phân vào đâu
Nhóm bán lẻ thực phẩm loại khác chưa được phân vào đâu gồm:
– Bán lẻ các loại thực phẩm khác chưa được phân vào nhóm nào lưu động hoặc tại chợ.
47819
IV/ Dịch vụ bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh của LAW FOR LIFE
– LAW FOR LIFE quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, LAW FOR LIFE còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.
– Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, LAW FOR LIFE sẽ thay khách hàng soạn thảo thủ tục, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhành chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi. Đến LAW FOR LIFE, bạn sẽ được:
+ Tư vấn tận tình về ngành nghề, mã ngành kinh doanh.
+ Nhân viên công ty LAW FOR LIFE thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh.
+ Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
– Công ty LAW FOR LIFE chúng tôi không những cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà còn có các dịch thay đổi đăng ký kinh doanh khác như thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi chủ sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi thành viên hoặc cổ đông công ty, tăng vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu ti lệ góp vốn… Nên để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục bổ sung ngành nghề bạn hãy liên hệ ngay đến LAW FOR LIFE để được hỗ trợ.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, hãy liên hệ đến LAW FOR LIFE để nhận tư vấn tận tình hơn nhé! LAW FOR LIFE luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tận tình 24/7.