Địa chỉ: 113/2D Trần Thị Trọng, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM

Email: cty.lawforlife@gmail.com

Hotline:090 9700 257

  • Trang chủ
  • Doanh nghiệp kê khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt đến 100 triệu đồng
Doanh nghiệp kê khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

 

Doanh nghiệp kê khai khống vốn điều lệ (Vốn điều lệ ảo) có thể bị phạt đến 100 triệu đồng, đó là quy định tại nghị định 122/2021/NĐ-CP. Nghị định 122/2021/NĐ-CP thay thế nghị định 50/2016/NĐ-CP và có hiệu lực từ 01/01/2022.

Vốn điều lệ ảo là gì?

Đây là vấn đề rất thường thấy tại hầu hết các doanh nghiệp. Số vốn điều lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp thì nhiều (vì nhiều lý do mà chủ sở hữu phải đăng ký vốn điều lệ lớn). Nhưng số vốn thực tế góp khi hoạt động thì lại không đủ so với vốn đã đăng ký, dẫn đến số vốn trên chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì nhiều mà số vốn hạch toán sổ sách kế toán thì ít. Hay còn gọi là vốn điều lệ ảo.

Với cơ quan chức năng thì đây là hành vi khai khống vốn điều lệ của doanh nghiệp.

 

Doanh nghiệp kê khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

Kế toán thường xử lý vốn điều lệ ảo như thế nào?

Chỉ với một bút toán là vốn điều lệ không còn ảo nữa

Nợ 111/ Có 411: theo số tiền đã đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tất nhiên đây chỉ là bút toán ở những doanh nghiệp mà các thành viên chủ sở hữu đều là cá nhân. Vì hiện tại vẫn cho phép cá nhân được góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tiền mặt.

Đây cũng chỉ là cách xử lý trên sổ sách kế toán. Còn thực tế thì đương nhiên là không có tiền mặt nào góp cả, hoặc có nhưng không đủ so với vốn điều lệ đã đăng ký. Do đó lại dẫn đến tình trạng Tiền mặt tồn ảo.

Tiếp theo đó kế toán lại có một thao tác nữa để giảm quỹ tiền mặt ảo đó là: Nợ 138/Có 111 (cho cá  nhân vay, mượn lại).

Thực tế ở các doanh nghiệp nhỏ, vừa thì vấn đề vốn ảo không được cơ quan có thẩm quyền quan tâm lắm, vì với doanh nghiệp tư nhân thì đây là vốn tự có của họ. Nên thực trạng vốn điều lệ ảo (khai khống vốn điều lệ) thường ít bị phạt. Nhưng nếu bị phạt thì mức phạt sẽ thế nào?

Lưu ý: hạch toán kiểu trên chỉ là đối phó, theo quy định thì hạch toán vào 411 là hạch toán số thực góp chứ nó không nhận vốn ảo. Nên để đối phó việc vốn điều lệ khống thì kế toán mới hạch toán như trên. (Soi ra thì phạt hết các bạn nhé).

Kê khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

Căn cứ điều 47, nghị định 122/2021/NĐ-CP, hiệu lực từ 01/01/2022

Điều 47. Vi phạm về kê khai vốn điều lệ

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Như vậy, nếu khai khống vốn điều lệ (vốn điều lệ ảo) thì doanh nghiệp có thể bị phạt từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, tùy theo số vốn đã đăng ký là bao nhiêu. Ngoài ra còn phải điều chỉnh lại vốn điều lệ theo vốn thực góp. Quy định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Vốn điều lệ ảo là gì?

Kế toán thường xử lý vốn điều lệ ảo như thế nào?

Kê khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LAW FOR LIFE
090 9700 257