Địa chỉ: 113/2D Trần Thị Trọng, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM

Email: cty.lawforlife@gmail.com

Hotline:090 9700 257

  • Trang chủ
  • Hiểu thế nào về vốn chủ sở hữu, khác gì với vốn điều lệ?
Hiểu thế nào về vốn chủ sở hữu, khác gì với vốn điều lệ?

 

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không chỉ có vốn điều lệ. Ngoài việc đăng ký vốn điều lệ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, việc tổ chức và duy trì hoạt động của doanh nghiệp cần có thêm cả vốn chủ sở hữu.

 

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là khái niệm không được quy định trong Luật Doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu là loại vốn do các chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần đưa vào để phục vụ cho hoạt động của công ty.

Đây là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị phá sản hoặc ngừng hoạt động, loại vốn này được ưu tiên trả các khoản nợ rồi mới chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn khác.


Cách tính vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được tính bằng cách xác định giá trị của nó. Bao gồm các tài sản như đất đai, nhà cửa, vốn hàng hóa, hàng tồn và các khoản thu nhập khác. Sau đó, lấy giá trị này trừ đi các khoản nợ và chi phí khác.

Công thức: Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả.

Ví dụ: Anh A sở hữu và điều hành, quản lý một công ty sản xuất phụ tùng ô tô. Và anh A muốn xác định vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, công ty của mình.

Giá trị tài sản ước tính là 7 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị nhà máy của anh là 5 tỷ đồng. Số hàng tồn kho và vật tư hiện tại có giá trị là 2 tỷ đồng. Đồng thời, các khoản phải thu của công ty ô tô này là 1 tỷ đồng.

Hiện tại công ty ô tô này cũng đang nợ 3 tỷ đồng tiền vay để mua đồ cho nhà máy, 500 triệu đồng tiền lương, 2 tỷ đồng cho một nhà cung cấp phụ tùng cho hàng hóa trước đó đã nhận.

Để tính toán vốn chủ sở hữu của mình, anh A có thể tính theo công thức như sau:

Vốn chủ sở hữu của công ty = (Tổng giá trị – Tổng nợ phải trả) = (7 + 5 + 2 + 1) – (3+ 0,5 + 2) = 15 – 5,5 = 7,5 tỷ đồng

Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu của công ty anh A là 7,5 tỷ đồng

 

Hiểu đúng về vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp

Hiểu đúng về vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)
 

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Tiêu chí

Vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ

Khái niệm

Vốn chủ sở hữu có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu.           

Vốn điều lệ thuộc sở hữu của các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

Cơ chế hình thành

Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp 

Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Nghĩa vụ nợ

Vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.       

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập. Do đó, vốn điều lệ được coi là tài sản của công ty. Vì lẽ đó, khi doanh nghiệp phá sản thì vốn điều lệ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp.

Ý nghĩa

- Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng, phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
- Vốn chủ sở hữu đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư khi đầu tư vào một công ty. Sở hữu cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận vốn hoặc tăng giá cổ phiếu cũng như cổ tức cho các cổ đông.

Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các nhà đầu tư, cá nhân tổ chức góp vốn. Vốn điều lệ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

 

Như vậy, vốn chủ sở hữu không cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước mà là khái niệm hay được dùng trong quản trị doanh nghiệp khi nói về vốn góp.

Vốn chủ sở hữu là gì?

Cách tính vốn chủ sở hữu

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LAW FOR LIFE
090 9700 257