Điều kiện để người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm ở Việt Nam là gì? Hồ sơ đăng ký góp vốn ra sao? Thủ tục như thế nào? Là những vấn đề được nhiều doanh nhân nước ngoài quan tâm khi muốn góp vốn đầu tư kinh doanh vào Việt Nam. Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những vướng mắc trên, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.
I/ Điều kiện để người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm ở Việt Nam
Người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm thì cần lưu ý một số yêu cầu, điều kiện như sau:
– Chủ đầu tư của nước ngoài chỉ có thể góp vốn vào công ty phần mềm ở Việt Nam có giấy phép hoạt động hợp lệ và có giấy phép thành lập công ty. Nếu công ty chưa có giấy phép kinh doanh thì cần làm hồ sơ để xin cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, như vậy mới có thể bắt đầu nhận vốn góp từ nước ngoài.
– Người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm thì cần cung cấp được tài liệu chứng minh khả năng về tài chính cũng như năng lực góp vốn đầu tư vào công ty phần mềm của Việt Nam (có thể là báo cáo tài chính, số dư tài khoản ngân hàng hay sổ tiết kiệm…)
– Doanh nhân ngoại quốc có thể góp vốnvới tỉ lệ từ 1% cho đến 100% vốn điều lệ của công ty phần mềm. Bởi vì, theo quy định của luật pháp Việt Nam thì ngành nghề kinh doanh phần mềm không bị hạn chế về tỉ lệ vốn góp từ người nước ngoài.
– Để thuận tiện cho việc góp vốn, chủ đầu tư của nước ngoài nên mở một tài khoản đầu tư trong ngân hàng của Việt Nam, rồi góp vốn qua tài khoản này.
– Trong lĩnh vực phần mềm, chủ đầu tư đến từ nước ngoài sẽ không cần phải làm thủ tục đăng ký góp vốn nếu tỉ lệ vốn góp hay số cổ phần muốn sở hữu, muốn mua nhỏ hơn 51%, trường hợp tỉ lệ này cao hơn 51% thì doanh nhân ngoại quốc phải làm hồ sơ đăng ký tiến hành góp vốn theo quy định.
– Doanh nhân ngoại quốc phải có đủ tư cách pháp nhân cũng như tư nhân, là công dân hợp pháp. Các giấy tờ chứng minh như hộ chiếu, thẻ căn cước… phải có xác nhận của lãnh sự quán.
II/ Hồ sơ, thủ tục cần chuẩn bị khi người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm
Khi người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm thì cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục như sau:
1. Hồ sơ đăng ký góp vốn:
+ Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân như hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân của chủ đầu tư bản sao và cần có xác minh của lãnh sự hay bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định góp vốn, mua cổ phần của tổ chức (nếu là tổ chức góp vốn).
+ Giấy đề nghị được chấp thuận góp vốn, mua cổ phần hay vốn góp của công ty của Việt Nam. Nội dung cần có tỉ lệ vốn sẽ góp, cổ phần sẽ mua, hay số vốn góp muốn sở hữu và thông tin cụ thể về công ty phần mềm.
+ Nếu doanh nhân nước ngoài nếu không trực tiếp làm hồ sơ này thì cần tiến hành làm giấy ủy quyền cho người đại diện thực hiện.
2. Tiến hành góp vốn, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp:
– Doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam và chủ đầu tư đến từ nước ngoài có thể bắt đầu tiến hành góp vốn và ký kết hợp đồng chuyển nhượng, bán cổ phần, phần vốn góp theo đúng tỉ lệ đã đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3. Làm thủ tục thay đổi cổ đông, tỉ lệ sở hữu vốn, cổ phần và loại hình công ty
– Công ty cũng cần làm thủ tục thay đổi thành viên công ty, cổ đông sở hữu cổ phần với tỉ lệ vốn, cổ phần cụ thể sau khi có doanh nhân ngoại quốc góp vốn.
– Nếu việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm làm thay đổi hình thức hoạt động của công ty thì công ty phải làm thủ tục thay đổi loại hình để phù hợp cho việc hoạt động.
III/ Đăng ký tư vấn góp vốn vào công ty phần mềm của Việt Nam cho doanh nhân nước ngoài
Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về vấn đề người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềmtại Việt Nam thì có thể liên hệ đến LAW FOR LIFE để được hỗ trợ.
– LAW FOR LIFE sẽ tư vấn, hướng dẫn chi tiết cho bạn mọi vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm tại Việt Nam
– Các chuyên viên, luật sư sẽ tư vấn cụ thể về điều kiện góp vốn, tỉ lệ vốn góp phù hợp, hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ, thủ tục góp vốn đầy đủ.
– Hơn nữa, LAW FOR LIFE còn nhận ủy quyền để thay mặt chủ đầu tư thực hiện đăng ký góp vốn, tiến hành chuyển nhượng vốn góp, mua cổ phần…để giúp doanh nhân nước ngoài thuận lợi góp vốn vào công ty phần mềm Việt Nam.
– Ngoài ra, LAW FOR LIFE sẽ hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi loại hình, thay đổi thành viên/ cổ đông đầy đủ.
Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm tại Việt Nam, vui lòng liên hệ đến LAW FOR LIFE để được tư vấn chi tiết hơn.