Khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa cần lưu ý những gì? Là băn khoăn chung của nhiều người khi muốn mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng tạp hóa nhưng lại không biết phải tiến hành như thế nào? Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa, để giúp bạn thuận lợi đi vào kinh doanh.
I/ Một số lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa bạn cần biết
Để thuận lợi đi vào kinh doanh thì khi mở cửa hàng tạp hóa bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Lưu ý về vốn, chi phí mở tiệm tạp hóa:
– Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn? Là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi mở cửa hàng. Bởi vì vốn là yếu tố rất quan trọng khi bạn muốn hoạt động kinh doanh.
– Tuy nhiên, trên thực tế vì kinh doanh tạp hóa không có quy định hay yêu cầu về mức vốn tối thiểu hay tối đa khi đăng ký kinh doanh. Do vậy bạn chỉ cần chuẩn bị vốn theo khả năng kinh tế, điều kiện tài chính của bản thân, chỉ cần đảm bảo đủ cho việc kinh doanh.
– Hơn nữa, chi phí mở cửa hàng còn phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, điều kiện sẵn có nên rất khó để đưa ra một con số chính xác. Tuy nhiên, hiện nay, bạn có thể mở cửa hàng tạp hóa với 30 cho đến 100 triệu.
Lưu ý về việc thuê cửa hàng:
– Để mở cửa hàng thì chắc chắn bạn cần có địa điểm kinh doanh. Bạn nên thuê cửa hàng ở khu vực trung tâm, có mặt tiền, gần khu dân cư… như vậy mới thuận lợi cho việc kinh doanh. Bởi vì vị trí cửa hàng cũng ảnh hưởng rất lớn để khả năng kinh doanh, do đó, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi thuê cửa hàng.
Lưu ý khi đặt tên cho cửa hàng:
Bạn cần đặt tên cho cửa hàng tạp hóa của mình trước khi đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, tên của cửa hàng phải tuân thủ những yêu cầu và quy định chung của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Tên của hộ kinh doanh, cửa hàng sẽ bao gồm loại hình + tên riêng. Và loại hình ở đây là Hộ kinh doanh. Tức là tên cửa hàng khi đăng ký kinh doanh sẽ gồm: Hộ kinh doanh + Tên riêng.
– Lưu ý là tên riêng của cửa hàng tạp hóa phải sử dụng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, cũng có thể kèm theo ký hiệu, chữ số và các chữ cái F, J, Z, W. Tên riêng cửa hàng không được sử dụng những ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục. Tên riêng của cửa hàng đăng ký hộ kinh doanh phải đảm bảo không giống hay trùng lặp với hộ kinh doanh khác thuộc phạm vi huyện. Tên của cửa hàng cấm sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty.
Lưu ý về việc lên kế hoạch kinh doanh:
– Nếu bạn muốn cửa hàng tạp hóa của mình thuận lợi đi vào hoạt động ngay từ đầu thì đừng bỏ qua công đoạn lập phương án kinh doanh tạp hóa. Bởi vì việc lập một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn biết mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu, cách bán tạp hóa hay mình cần chuẩn bị, mua những gì, chi phí mua dụng cụ là bao nhiêu hay tất cả những vấn đề nhỏ liên quan khác.
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh:
– Để có thể kinh doanh đồ tạp hóa thì khi đăng ký kinh doanh, bạn cần tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, như vậy mới có thể thuận lợi kinh doanh. Trường hợp bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh không phù hợp với yêu cầu, mục đích kinh doanh, thì có thể không được cấp giấy phép kinh doanh.
Lưu ý về việc đóng thuế sau khi mở cửa hàng:
Cửa hàng tạp hóa sẽ phải đóng những loại thuế sau:
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế môn bài
Bậc thuế
Thu nhập 1 năm
Mức thuế cả năm
1
Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm
300.000
2
Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm
500.000
3
Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm
1.000.000
>> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.
Lưu ý về việc chuẩn bị thủ tục mở cửa hàng tạp hóa
Lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa quan trọng nhất bạn cần chú trọng, đó là việc đăng ký kinh doanh. Trường hợp này thì tốt nhất bạn nên đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Bởi vì việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản, không mất nhiều thời gian hay chi phí như khi thành lập công ty. Hơn nữa, thủ tục pháp lý cũng đơn giản hơn rất nhiều. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:
– Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký mở cửa hàng tạp hóa. Nội dùng giấy đăng ký kinh doanh cần trình bày đầy đủ tên, địa chỉ cửa hàng kinh doanh, ngành nghề, số vốn kinh doanh, địa chỉ của người trực tiếp đăng ký kinh doanh, họ tên, ngày cấp chứng minh thư nhân dân và chữ ký của chủ hộ, chủ cửa hàng.
– Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.
– Thẻ căn cước công dân bản sao, hộ chiếu bản sao hoặc chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.
>>> Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan, chủ cửa hàng mang những thủ tục này nộp lên phòng kinh tế thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/ Huyện nơi cửa hàng/hộ kinh doanh mình đặt địa chỉ kinh doanh.
>>> Nếu hồ sơ xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cửa hàng tạp hóa đầy đủ, hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hay không hợp lệ, bạn cũng sẽ nhận được thông báo từ UBND trong vòng 5 ngày làm việc.
II/ Đăng ký tư vấn mở cửa hàng tạp hóa tại LAW FOR LIFE
Để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn hãy liên hệ ngay đến LAW FOR LIFE để được các chuyên gia và luật sư hỗ trợ chi tiết.
– LAW FOR LIFE sẽ tư vấn cho khách hàng mọi vấn đề liên quan đến khi mở cửa hàng như vốn cần chuẩn bị, tên cửa hàng, ngành nghề kinh doanh và thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng…
– Ngoài ra, LAW FOR LIFE sẽ thay khách hàng hoàn tất mọi thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể để xin giấy phép kinh doanh và giúp cửa hàng của bạn nhanh chóng kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Đăng ký dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói của LAW FOR LIFE, khách hàng chỉ cần chờ và nhận kết quả, LAW FOR LIFE sẽ trả giấy phép tận tay bạn trong thời gian nhanh nhất có thể.
Hy vọng những lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề mở cửa hàng tạp hóa, vui lòng liên hệ đến LAW FOR LIFE để được tư vấn chi tiết hơn nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.