Bạn muốn mở 1 cửa hàng bánh ngọt? Bạn không biết hồ sơ đăng ký kinh doanh ra sao? Hay cần lưu ý những gì khi mở cửa hàng? Đừng lo lắng! Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết.
I/ Thủ tục mở 1 cửa hàng bánh ngọt – Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Để có thể mở 1 cửa hàng bánh ngọt thì bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh cho cửa hàng. Cụ thể, đối với trường hơp này, để thuận tiện và nhanh chóng đi vào hoạt động, bạn nên tiến hành đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ đăng ký gồm những giấy tờ sau:
– Bản sao chứng minh thư nhân dân có công chứng của chủ cửa hàng hay chủ hộ kinh doanh.
– Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể để mở cửa hàng theo quy định.
>>> Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn mang hồ sơ nộp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận, nơi đặt địa chỉ cửa hàng. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh trong thời gian khoảng 5 ngày.
II/ Những lưu ý không thể bỏ qua khi mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt
Để ý tưởng kinh doanh cafe bánh ngọt của bạn thành công thì bên cạnh hồ sơ đăng ký kinh doanh, bạn cần lưu ý thêm các vấn đề như:
Vốn mở cửa hàng:
– Mở cửa hàng bánh ngọt cần bao nhiêu vốn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có ý định mở cửa hàng. Bởi vì chi phí mở cửa hàng bánh ngọt luôn là vấn đề được chú trọng hàng đầu.
– Trên thực tế thì vốn kinh doanh bánh ngọt còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô cửa hàng, điều kiện kinh doanh, nên rất khó để đưa ra một con số chính xác cho bạn. Như nếu bạn phải tiến hành thuê cửa hàng thì cần chuẩn bị nhiều vốn hơn so với khi mở cửa hàng ngay tại nhà hay nếu bạn mở cửa hàng có quy mô lớn thì số vốn bỏ ra cũng nhiều hơn so với việc kinh doanh giấy dán ở quy mô nhỏ.
– Nhưng thông thường, bạn sẽ cần chuẩn bị ít nhất từ 70 – 200 triệu đồng mới có thể mở cửa hàng thuận lợi.
Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt
– Bạn cần chuẩn bị 1 kế hoạch kinh doanh bánh ngọt cụ thể cho cửa hàng mình khi. Vì như vậy sẽ giúp bạn có ý tưởng cụ thể, tránh việc kinh doanh lộn xộn hay vướng mắc nhiều vấn đề liên quan.
– Thực tế thì việc lập kế hoạch này khá đơn giản, bạn chỉ cần liệt kê các loại chi phí, nguyên liệu hay xác định cụ thể kinh doanh bánh ngọt cần gì là được
Đặt tên cửa hàng:
Cửa hàng bánh ngọt cần có tên riêng khi đăng ký kinh doanh. Tên cửa hàng phải tuân thủ những quy định chung như:
– Có đủ cấu trúc gồm cả loại hình và tên riêng. Tên không giống hay trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh khác trong phạm vi cấp huyện/ quận.
– Tên có thể viết bằng tiếng anh hay viết tắt nhưng không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Hơn nữa, cấm sử dụng chữ công ty hay doanh nghiệp để làm tên cửa hàng.
Tiến hành thuê cửa hàng:
– Bạn nên thuê cửa hàng ở khu vực trung tâm, đông dân cư, mặt tiền như vậy mới có thể thu hút người mua. Vị trí cửa hàng sẽ quyết định một phần đến việc kinh doanh của cửa hàng, do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn mặt bằng để làm cửa hàng.
Số lượng cửa hàng:
– Khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn chỉ có thể mở 1 cửa hàng bánh ngọt. Nếu muốn mở nhiều cửa hàng hay chuỗi cửa hàng thì lúc này bạn cần tiến hành đăng ký thành lập công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Các loại thuế phải đóng:
Khi cửa hàng bánh ngọt đi vào hoạt động, bạn sẽ cần đóng một số loại thuế như:
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế môn bài
Bậc thuế
Thu nhập 1 năm
Mức thuế cả năm
1
Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm
300.000
2
Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm
500.000
3
Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm
1.000.000
>> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.
Lưu ý về việc xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng
Trước khi chính thức đi vào kinh doanh, bạn cần tiến hành xin giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ Cục An toàn thực phẩm. Hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao).
– Bản nội dung trình bày về trang thiết bị, cơ sở vật chất của cửa hàng, có xác nhận đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
– Bằng cấp hay giấy chứng nhận người sản xuất hay chủ cơ sở đã được tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm.
– Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp chế biến thức ăn, nước uống của cửa hàng.
>>> Sau khi nộp hồ sơ lên Cục An toàn thực phẩm, Cục sẽ tiến hành cử đoàn thẩm định về cửa hàng để tiến hành thẩm định. Nếu cửa hàng của bạn đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sau 15 ngày.
III/ Tư vấn mở 1 cửa hàng bánh ngọt thành công tại LAW FOR LIFE
Để được tư vấn chi tiết, tận tình hơn về các vấn đề liên quan đến việc mở cửa hàng, bạn hãy liên hệ ngay đến LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tận tình.
– LAW FOR LIFE quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng, có kiến thức chuyên sâu về những quy định pháp luật cũng như thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng. Có khả năng tư vấn chi tiết mọi vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý cho bạn.
– Khi đến với LAW FOR LIFE, bạn sẽ được hướng dẫn cách đặt tên cửa hàng, cách chuẩn bị vốn, cách soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh để có thể xin giấy phép kinh doanh trong thời gian nhanh nhất.
– Đặc biệt, ngay khi được ủy quyền, LAW FOR LIFE sẽ thay bạn soạn thảo, nộp hồ sơ và lấy giấy phép mở cửa hàng trao tận tay cho bạn. Giúp bạn thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh mà không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu về thủ tục, hồ sơ pháp lý phức tạp.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề mở 1 cửa hàng bánh ngọt, hy vọng sẽ hữu ích với bạn trong quá trình mở cửa hàng kinh doanh. Nếu có vướng mắc nào liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tận tình nhé!